Xây dựng là một quá trình dài với rất nhiều hạng mục khác nhau và để có được một ngôi nhà đẹp, chất lượng chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ lên ý tưởng, thiết kế đến thi công hoàn thiện. Trong thi công xây dựng dù là công trình nào thì mỗi giai đoạn đều rất quan trọng và có những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
Sàn bê tông là nền móng của mọi công trình và là hạng mục thuộc giai đoạn đầu, nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi chủ đầu tư. Quá trình thi công xây dựng nhà, đổ bê tông sàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ là “chìa khóa” quyết định đến chất lượng, tính bền vững của toàn bộ công trình. Vậy quy trình đổ bê tông sàn được thực hiện như thế nào? Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ khi đổ bê tông sàn là gì? Khi đổ bê tông sàn chủ đầu tư cần lưu ý điều gì? Mời quý vị cùng Việt Quang Group tham khảo bài viết dưới đây nhé.
I. Sàn bê tông là gì?
Sàn bê tông là một phần thuộc cấu trúc chính của một công trình xây dựng. Vật liệu chính của sàn bê tông chính là bê tông, một hỗn hợp nhân tạo được tạo thành từ quá trình cấp phối các vật liệu: Nước, xi măng, cát, sỏi theo tiêu chuẩn tỷ lệ nhất định. Đổ bê tông sàn là quá trình đưa hỗn hợp bê tông vào các khuôn coppha để tạo thành một khối sàn cứng, ổn định.
⇒ Dành cho Quý vị: Bảng giá sửa chữa nhà cửa chi tiết giá rẻ
II. Quy trình đổ bê tông sàn
Quy trình đổ bê tông được Việt Quang Group thực hiện tuần tự, tuân thủ các bước dưới đây:
1. Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn
Để giúp quá trình thi công đổ bê tông sàn diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao tuổi thọ công trình,…Khâu chuẩn bị trước khi thực là điều vô cùng quan trọng.
1.1 Chuẩn bị, tính toán đảm bảo đủ nguồn nhân lực
Đổ bê công diễn ra với các công việc: Cán bê tông, xúc đổ bê tông, trộn bê tông,… Vì vậy, tùy vào quy mô từng công trình chủ đầu tư cần tính toán xác định thời gian thi công thực để ấn định chính xác số lượng thợ cần thiết. Điều này giúp quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi, tiết kiệm thời gian, tránh việc thiếu người hoặc số lượng người quá nhiều gây tốn kém chi phí.
1.2 Kiểm tra cốt thép, coppha đảm bảo sàn thi công
Quá trình kiểm tra cốt thép, coppha làm sàn là điều kiện tiên quyết giúp quá trình đổ bê tông có thể tạo thành một khối cứng, ổn định. Đồng thời đảm bảo an toàn cho thợ thi công khi thực hiện đổ bê tông sàn.
– Coppha: Cần đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật về vị trí lắp đặt, độ chắc chắn, tính chống mất nước khi đầm bê tông, độ võng, cao độ đáy sàn.
– Cốt thép:
- Cần đảm bảo và đáp ứng các tiêu chí về vị trí, số lượng, chủng loại, mối nối, chiều dài.
- Thép được buộc phải đúng theo thiết kế, không bị rỉ và đã được đánh sạch
1.3 Kiểm tra số lượng, chất lượng vật liệu xây dựng
Đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư là yêu cần quan trọng đảm bảo hiệu quả và tránh sai sót khi bắt tay vào thực hiện thi công đổ sàn bê tông. Các vật liệu phục vụ quá trình đổ sàn gồm: Cát, đá, xi măng, sắt thép,…đều phải kiểm tra và đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng vật liệu không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Do đó bước kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư là rất quan trọng.
>>> Xem thêm: Báo giá xây thô và nhân công hoàn thiện
1.4 Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ công tác đổ bê tông sàn
Các máy móc phục vụ công tác đổ bê tông sàn gồm: Máy trộn, máy bơm, máy đầm bê tông,…Chủ đầu tư cần kiểm tra khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại máy móc trên.
Lưu ý:
- Nên sử dụng máy đầm bàn nếu đổ sàn bê tông hoặc dầm sàn có độ dày <30cm
- Nên sử dụng đầm dùi nếu đổ sàn bê tông có độ dày >30cm
Quá trình đổ bê tông sàn sẽ không thể biết trước điều kiện thời tiết, vậy nên đơn vị thi công nên chuẩn bị trước các vật dụng như: Bạt, bìa che mưa, hệ thống thoát nước,… để tránh ứng động nước và tránh gián đoạn công việc đổ bê tông sàn. Trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
Khi ngừng mưa, thực hiện đổ lại bê tông, đơn vị thi công cần thực hiện làm nhám mặt. Ngoài ra, khi đổ bê tông vào ban đêm hoặc khi có sương mù cần phải đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực trộn và đổ bê tông.
1.5 Tính toán độ dày sàn
Sàn bê tông phần hạng mục quan trọng có trách nhiệm nâng đỡ và chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Do đó, dày của sàn bê tông rất quan trọng quyết định khả năng đảm bảo sự an toàn, chịu tải của toàn bộ công trình, đồng thời hạn chế tình trạng sụt lún, nứt vỡ nền móng. Vậy nên, trước khi thực hiện đổ bê tông, độ dày sàn cần được tính toán chính xác và tuân thủ tiêu chuẩn trong bảng 16 của TCVN 4453:1995, cụ thể:
2. Công tác kiểm tra bê tông và xe bồn trước khi thực hiện đổ bê tông sàn
Chất lượng bê tông không đảm bảo, thất thoát vật liệu,… không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thi công đổ bê tông sàn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, tính bền vững của toàn bộ công trình. Do đó, công tác kiểm tra trước khi đổ bê tông sàn là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
2.1 Kiểm tra thông tin, thời gian xuất phát của xe đổ bê tông
Trước tiên, đơn vị thi công cần thực hiện kiểm tra thông tin trên phiếu giao hàng. Phiếu giao nhận bê tông sẽ ghi rõ địa chỉ, tên công ty, điện thoại liên hệ, địa điểm giao bê tông, thời gian trộn, biển số xe vận chuyển, chủng loại mác bê tông, các phụ gia cầu,..Và đặc biệt là số niêm phong khi xuất hàng.
2.2 Kiểm tra độ sụt bê tông
Độ sụt bê tông là độ cứng của hỗn hợp bê tông tươi tính cả lỏng và ẩm ướt. Kiểm tra độ sụt bê tông nhằm kiểm soát chất lượng, xác định độ cứng, độ chắc chắn của mẫu bê tông trước khi tiến hành đổ. Trong xây dựng, kiểm tra độ sụt bê tông là công tác không thể thiếu trước mỗi hạng mục đổ bê tông nhằm đảm bảo tính ổn định và chất lượng công trình. Độ sụt lún bê tông sẽ tùy thuộc vào từng đợt đổ, đội ngũ kỹ sư sẽ thực hiện các tính toán dựa vào thời gian, khoảng cách xe bồn tới công trình,… để các định chính xác độ sụt lún bê tông. Độ sụt lún trong khoảng 10 – 14 cộng trừ 2cm là đạt yêu cầu.
Trước khi thực hiện đổ bê tông sàn, mỗi xe bê tông đến công trình đều phải trải qua bước kiểm tra độ sụt do đội ngũ kỹ sư của Việt Quang Group thực hiện.
2.3 Lấy mẫu thử kiểm tra cường độ bê tông
Bê tông đến công trình sẽ được đội ngũ kỹ sư lấy mẫu và thực hiện kiểm tra cường độ cho khối đổ bê tông tươi đó. Đội ngũ kỹ thuật sử dụng khuôn hình lập phương với kích thước 150x150x150mm, công tác lấy mẫu kiểm tra cường độ bê tông theo đúng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) hiện hành.
3. Hướng dẫn quy trình thực hiện đổ bê tông sàn
Để nắm rõ các bước cần thực hiện trong quá trình thi công đổ bê tông sàn, mời Quý vị cùng tham khảo chi tiết các bước do Việt Quang thực hiện ngay dưới đây.
Bước 1: Lắp dựng giàn coppha
Việt Quang Group cho đội thợ thi công chuẩn bị các dụng cụ gồm:
- Cây chống
- Giàn tiệp
- Coppha
- Phủ phim
- Đà thép hộp
- Đà gỗ
- ….
Lưu ý: Các dụng cụ vật tư, vật liệu không có tình trạng quá cũ, gỉ sét, mục nát hoặc cong vênh.
Tiếp đó đội ngũ kỹ sư thực hiện công tác xác định cao độ, tim trục của dầm sàn theo đúng bản vẽ thiết kế thi công. Sau đó đội thợ thi công thực hiện lắp dựng giàn tiệp.
Lưu ý: Với sàn tầng 1, 2, 3… Quá trình thi công cần bố trí ván lót dưới chân giàn tiệp để giảm tải gây lún cho sàn.
Bước 2: Gia công lắp dựng coppha sàn
Đội ngũ thợ thi công thực hiện gia công ván khuôn theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quá trình lắp dựng coppha cần thực hiện cân cao độ sàn để khi rải thanh đà chính, đà phụ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Khoảng cách đà chính từ 100 – 125cm
- Khoảng cách đà phụ từ 50 – 60cm
Tiếp đó, đội thợ thi công tiến hành lắp ráp ván khuôn, đóng ván khuôn hộp kỹ thuật cho hệ thống ME.
Lưu ý: Khi đã hoàn thành quá trình lắp dựng coppha, đội ngũ kỹ sư, giám đốc khối Việt Quang Group cùng chủ đầu tư sẽ thực hiện nghiệm thu coppha dầm sàn.
Bước 3: Thi công lắp dựng cốt thép
Trước khi tiến hành gia công lắp dựng cốt thép cần sử dụng cốt thép đạt chất lượng, đúng số liệu, kích thước, đường kính và vị trí. Khi thi công gia cố lắp dựng cốt thép cần lưu ý cốt thép phải sạch, không hoen gỉ hoặc dính bẩn,…
Lưu ý: Quá trình thi công gia cố lắp dựng cốt thép cần bố trí theo đúng bản vẽ. Bởi bản vẽ thiết kế đã được tính toán chỉ số nội lực chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật thi công.
Giữa các đường nối thép buộc dây thép cố định đồng thời đặt kê hỗ trợ cố định thép sàn đúng vị trí.
Sử dụng cục kê để cố định cốt thép. Không nên sử dụng đá hoặc gạch để làm cục kê vì khi đổ bê tông tác động dầm lên cốt thép sẽ khiến viên đá bị lệch khỏi vị trí kê. Điều này khiến cho cốt thép bị rơi xuống sát với lớp cốp pha sẽ không tạo được lớp bê tông bảo vệ hoặc lớp bê tông rất là mỏng.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện nước âm sàn
Thực hiện lắp đặt hệ thống đường ống Điện – Nước xuyên sàn (ống thoát nước mưa, thoát toilet, thoát lavabo, thoát phân,…).
Lưu ý:
- Cần tách biệt hệ từng hệ thống thoát nước riêng
- Không đi lắp chung nhiều đường dây vào cùng 1 khu vực để tránh việc bị chập hoặc nhiễu điện
- Không đi đường ống quá dài, nhiều gấp khúc
- Lựa chọn vị tri lắp đặt phù hợp thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa (nếu cần)
Bước 5: Đổ bê tông dầm sàn
Trước khi thực hiện đổ bê tông sàn, cần tiến hành vệ sinh dầm sàn, đầu trụ và tưới chất liên kết đầu trụ bằng hồ dầu hoặc sika.
Thực hiện đổ bê tông sàn theo kiểu giật lùi, đổ từng vị trí ô sàn một để có sự đồng đều, tránh việc phân tầng. Trong quá trình đổ bê tông cần thực hiện đầm dùi liên tục giúp đảm bảo kết cấu bê tông kết dính chặt chẽ tăng cường độ chắc chắn, khả năng chịu tải tốt hơn, giúp giảm thời gian đông kết và phân tầng.
Quá trình đổ bê tông cần được diễn ra xuyên suốt và không được nghỉ giữa chừng. Trường hợp phát sinh vấn đề ngừng đổ bê tông phải chọn những vị trí chịu lực momen nhỏ, đồng thời tuân thủ thời gian ngừng đổ theo đúng tiêu chuẩn được quy định rõ tại bảng 18 TCVN 4453:1995.
Lưu ý: Đối với các vị trí sàn đổ bê tông 2 lớp cần đổ và dầm bê tông theo từng lớp, đổ bê tông lớp đầu thực hiện đầu dùi xong mới đổ bê tông lớp 2.
Sau đó thực hiện làm phẳng bề mặt bê tông và chờ 24h sau khi bê tông đông kết có thể tiếp tục hiện các hạng mục tiếp theo.
Bước 6. Bảo dưỡng sàn bê tông
Đây là công đoạn cuối cùng sau khi thực hiện đổ bê tông sàn. Bê tông khi đã vào khuôn coppha cùng với thời tiết không mưa bề mặt bê tông dễ bị mất nước trong khi quá trình kết dính vẫn chưa hoàn thành. Vậy nên, đội ngũ thi công sẽ sử dụng các vật liệu như nilon, bao bố, bạt,… để che phủ bề mặt. Đây là cách bảo vệ bề mặt bê tông khỏi ánh nắng trực tiếp, đồng thời đảm bảo bề mặt bê tông có đủ nước và độ ẩm cho quá trình thủy hóa xi măng bên trong.
Quá trình thực hiện tưới nước bảo dưỡng sàn bê tông được thực hiện 1 – 2 lần/ban ngày và ít nhất 1 lần vào ban đêm. Thời điểm thực hiện bảo dưỡng bê tông, cụ thể:
– Giai đoạn đầu: Đây là lúc bê tông vừa mới được đổ, đội ngũ thi công cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để bắt đầu thực hiện bảo dưỡng bê tông sàn.
- Thời tiết nắng nóng trên 30 độ C: Thực hiện phun sương sàn ngay sau 1 – 2 giờ bê tông được đổ.
- Thời tiết nắng ẩm, khô hành: Quá trình tưới nước bảo dưỡng cần thực hiện sau 2 – 4 giờ bê tông được đổ.
- Thời tiết quá nắng nóng: Đội ngũ thợ thi công có thể trực tiếp tưới nước lên bề mặt bê tông. Lưu ý, nên sử dụng vòi phun hạt mịn và thao tác nhẹ nhàng nhằm tránh làm hỏng cấu trúc bề mặt bê tông.
– Giai đoạn sau: Lúc này bê tông đã đạt cường độ nén cần thiết. Đội ngũ thợ thi công có thể trực tiếp tưới nước lên bề mặt để bảo dưỡng. Quá trình thực hiện tưới nước bảo dưỡng thường giao động từ 1 – 4 tiếng, tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thời gian tưới nước bảo dưỡng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
III. Sự khác biệt thi công phần thô tại Việt Quang Group
Quá trình thiết kế, thi công xây dựng các công trình, phần thô được ví là “khung xương” và là nền tảng quan trọng tạo nên tính bền vững, sự chắc chắn, chất lượng và thẩm mỹ cho các công trình. Do đó, các hạng mục thi công phần thô được đặc biệt chú tâm và luôn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
Tại Việt Quang Group – Công ty xây dựng nhà ở tphcm, chúng tôi tự hào là đơn vị nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao và luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi khách hàng khi có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi cam kết mang đến những công trình chất lượng, thẩm mỹ và sự hài lòng cho khách hàng.
Trong mỗi dự án, Việt Quang Group cam kết:
- Quá trình thực hiện thi công, đổ bê tông được thực hiện tỉ mỉ chính xác bởi đội ngũ kỹ sư giỏi, chuyên môn cao cùng đội ngũ thợ thi công giàu kinh nghiệm, tay nghề cao.
- Sử dụng các nguyên vật liệu từ xi măng, cát, đá, thép,… đạt chuẩn chất lượng
- Thực hiện đúng quy trình xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng từ thi công móng, cột, sàn đến thi công hoàn thiện.
- Không bán thầu
- Bàn giao đúng tiến độ
- Bảo hành kết cấu trọn đời
- Đội ngũ kỹ sư trực tiếp giám sát, báo cáo tiến độ công việc mỗi ngày
Là đơn vị thiết kế thi công xây dựng uy tín hàng đầu, Việt Quang Group cung cấp đa dạng các dịch vụ với những ưu điểm vượt trội đảm bảo mọi công trình của các chủ đầu tư luôn bền vững cùng thời gian. Việt Quang Group luôn đồng hành cùng khách hàng, Xây những ước mơ – Dựng những giá trị.
Từ khóa: Thi công thô | công ty xây nhà | gia xay nha | sửa nhà trọn gói | nâng tầng nhà phố | xây nhà cấp 4 | sửa nhà xưởng | sửa nhà đẹp | cải tạo nhà |