Thi công xây dựng tường gạch là một trong những công đoạn không thể thiếu và đặc biệt quan trọng cấu tạo nên một công trình hoàn chỉnh. Xây tường gạch là công đoạn đòi hỏi đội ngũ thi công sự cẩn thận cùng tay nghề kỹ thuật cao vì nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Vậy tiêu chuẩn, kỹ thuật xây tường gạch như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây Việt Quang Group xin gửi đến Quý anh/chị kỹ thuật xây dựng tường gạch chuẩn chỉnh từ bước chuẩn bị đến khi hoàn thiện. Mời Quý vị cùng theo dõi bài viết!
Tường gạch có chức năng gì trong xây dựng công trình?
Xây tường gạch là một trong những công việc được thợ thi công thực hiện bằng tay không sử dụng máy móc. Từ những viên gạch và vữa, thợ thi công tạo nên những bức tường thẳng đứng từ móng lên mái nhà, có chức năng
- Bao phủ và ngăn cách các không gian khác nhau cho công trình
- Làm lá chắn chống lại các yếu tố nắng, mưa, khói bụi,… đảm bảo an toàn cho các vật dụng nội thất và con người ở bên trong.
- Tường đóng vai trò quan trọng về cấu trúc và chịu lực giúp công trình bền bỉ theo thời gian.
- Tường là điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp và tính thẩm mỹ riêng cho từng công trình.
Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật xây tường gạch
Tường gạch là một trong những chất liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường có rất nhiều loại gạch với nhiều kích thước khác nhau. Bên cạnh đó, trong thi công xây dựng tường nhà cũng có rất nhiều kỹ thuật, tiêu chuẩn. Do đó, để biết chính xác kỹ thuật xây dựng của từng loại gạch cho từng vị trí ở từng công trình, chúng ta cần nắm rõ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu
1.1 Lựa chọn loại gạch xây dựng phù hợp
Hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng có rất nhiều loại gạch khác nhau. Mỗi loại gạch có kích thước, hình dáng, bề mặt khác nhau. Bên cạnh đó, từng loại gạch được sản xuất phù hợp sử dụng cho từng chức năng riêng. Chính vì vậy, tùy vào từng nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại gạch phù hợp cho công trình của bạn.
Một viên gạch được đánh giá đủ chất lượng để sử dụng trong xây dựng cần đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Kích thước và khuyết tật ngoại quan đảm bảo chất lượng, phù hợp sử dụng cho việc xây thô thủ công
- Cường độ nén uốn viên gạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
- Bề mặt viên gạch có các vân lõm giúp tăng đường khả năng bám dính khi xây tường
- Viên gạch có màu sắc tươi, độ đặc chắc tốt
1.2 Cấp phối vữa xây đúng định mức
Vữa xây dựng được hiểu là “dung môi” liên kết các thành phần nguyên liệu thành một thể thống nhất. Trong xây dựng tường vữa xi măng là chất được sử dụng phổ biến giúp liên kết gạch.
Vữa xi măng là hỗn hợp bao gồm: Cát, xi măng, nước được kết hợp với nhau theo tỷ lệ phù hợp. Và để tạo ra hỗn hợp vữa xây đạt tiêu chuẩn, yêu cầu:
- Cát: Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về modul, độ sạch, không lẫn tạp chất
- Xi măng: Phải sử dụng các loại xi măng chất lượng đồng thời đảm bảo thời gian sử dụng và cách bảo quản giúp xi măng đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng
Xem thêm: Bảng giá thiết kế thi công nhà ở chi tiết
2. Chỉ tiêu đánh giá xây tường đúng kỹ thuật
Trong thi công xây dựng, trước khi bắt tay vào thi công các hạng mục yêu cầu người thợ thi công phải nắm rõ các tiêu chuẩn thi công hạng mục đó. Những tiêu chuẩn đảm bảo kỹ thuật xây tường hiệu quả đồng thời giúp chủ đầu tư đánh giá, kiểm tra chất lượng công trình. Cụ thể:
- Từng hàng gạch xây phải phẳng mặt, vuông góc với phương, hướng tác dụng của lực lên khối xây dựng
- Các mối nối vữa phải vuông góc với nhau và không được trùng lên nhau
- Nên sử dụng máng xây tường để thi công nhanh chóng, dễ căn chỉnh mạch vữa để gạch xây thẳng đều giúp tường thẳng đẹp, đạt chuẩn sau khi xây dựng.
- Chỉ thi công tường gạch khi khung bê tông cốt thép hoàn thành và được dỡ bỏ toàn bộ ván khuôn sàn, dầm, hệ giằng.
- Mạch vữa đạt từ 10 – 15mm, mạch dọc phải vuông góc với mạch ngang và đảm bảo độ kín của mạch vữa.
- Đội ngũ thi công lành nghề, các công việc cần được thi công theo từng hạng mục, giai đoạn và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thợ chính và thợ phụ
- Vị trí tiếp giáp giữa dầm và tường cần xây chéo hoặc sử dụng gạch đinh để xây dựng. Đồng thời các lỗ gạch cần được miết cẩn thận tránh nứt tường.
- Hạn chế va chạm, tác động lực sau khi xây xong để tường gạch đạt độ kết dính chắc chắn nhất định
- Cần chừa các lỗ trống, hở vừa đủ nếu có nhu cầu lắp đặt các thiết bị như đèn, ống nước, quạt,…
- Nếu xây tường trên nền tường cũ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tường cũ để gia tăng độ liên kết giữa lớp gạch cũ và mới.
Các bước chuẩn bị trước khi xây tường gạch
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
Công việc quan trọng đầu tiên để xây dựng tường gạch chính là xác định số lượng gạch cần sử dụng để xây dựng một bức tường. Bạn có thể tính toán số lượng gạch cần sử dụng cho 1m2 tường, sau đó tính toán chính xác số lượng gạch cần sử dụng cho bức tường đó. Và để tính lượng gạch cần sử dụng, Quý vị có thể tham khảo hướng dẫn cách tính số lượng gạch xây nhà.
Sau đó, chuẩn bị đủ số lượng gạch để xây từ 1 – 1,5 tầng, điều này nhằm đảm bảo quá trình thi công xây dựng của đội thợ không bị gián đoạn. Và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình xây tường gạch.
Bước 2: Vệ sinh mặt bằng và tưới ẩm gạch
Vệ sinh công trình là một phần quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng tường gạch. Do đó, khi đã xác định được số lượng gạch các bạn cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ mặt bằng cần xây dựng.
Tiếp đó, bạn cần tưới nước làm ẩm gạch trước 6 – 12 giờ (tùy vào điều kiện thời tiết) trước khi bắt đầu quá trình xây tường. Điều này sẽ giúp gạch có đủ độ ẩm, không bị quá khô hoặc quá ướt trước khi xây nhằm đảm bảo độ kết dính của gạch, vữa và cột.
Hướng dẫn cách xây tường gạch đúng kỹ thuật
1. Định vị tường
Để bắt đầu quá trình xây tường gạch sử dụng mực màu để đánh dấu các vị trí cần xây. Tiếp đó, đội thợ thi công cần định vị hai đầu bước bước, tiến hành căng dây và xây 1 hàng gạch trước. Bước này sẽ giúp định vị chính xác vị trí xây dựng, giúp quá trình thi công tường luôn thẳng hàng và bằng phẳng.
2. Khoan cấy râu trụ
Khoảng cách giữa các râu trụ không vượt quá 50 cm và chiều dài râu trụ ít nhất là 50 – 60 cm. Loại thép được sử dụng làm râu trụ thường là F6 hoặc F8 nhằm đảm bảo tường và trụ liên kết với nhau, không bị tách rời sau quá trình sử dụng.
3. Căng dây làn, dây leo
Để bức tường xây dựng đảm bảo được sự thẳng đứng, thợ thi công cần căng dây làn và dây leo.
Lúc này, thợ thi công cần tiến hành xây gạch ở hai đầu trước, sau đó sử dụng dây làn và dây leo cho các phần tường tiếp theo. Đây kỹ thuật đảm bảo bước được xây thẳng, đồng đều theo cả chiều ngang, chiều dọc và chiều đứng.
4. Quy cách xây dựng tường gạch
- Đối với tường 20 (Tường đôi): Khi gạch xây tường hoàn thành được 5 lớp, thợ thi công cần xoay thay đổi trục gạch thẻ. Đây là kỹ thuật thi công xây tường gạch bắt buộc với tường 20, để tái tạo mạch vữa và đảm bảo độ chắc chắn của khối gạch.
- Đối với tường 10 (tường đơn): Khi xây tường gạch được 4 – 5 hàng (chiều cao không vượt quá 1.5m) yêu cầu phải trải một lớp thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau và giữ cho tường vững chắc hơn.
- Đối với tường góc: Kỹ thuật câu gạch (bắt mỏ) là điều cực kỳ quan trọng và cẩn thiết, đảm bảo tường sau khi tô không xuất hiện hiện tượng rạn, nứt.
- Đối với đỉnh tường: Thợ thi công phải sử dụng gạch thẻ hay chính là gạch đinh. Khi xây viên gạch phải nghiêng góc 45 – 60 độ để đạt kết cấu chắc chắn tối đa.
5. Mạch vữa xây dựng tường gạch
Quá trình thi công xây dựng các viên gạch được xây sole nhau (chữ công). Viên gạch ở trên sẽ nằm giữa hoặc 1/3 chiều dài của viên gạch dưới để tránh trùng mạch và tăng độ bề cho tường. Đồng thời, các mạch vữa của bức tường cần được xây kín, đều đặn và có độ dày yêu cầu từ 10 – 15mm.
6. Cách xây tường gạch ở vị trí lỗ cửa
Tại các vị trí lỗ cửa cần có giải pháp thi công hợp lý nhằm đảm bảo khả năng chịu lực, đồng thời giúp quá trình lắp cửa sau này diễn ra thuận lợi. Kỹ thuật thi công cho các vị trí này thường được sử dụng 1 trong 2 giải pháp sau:
- Sử dụng lanh tô đúc sẵn hoặc đổ bê tông lanh tô tại chỗ
- Sử dụng gạch thẻ để xây tường cho các vị trí này
Lưu ý:
- Lanh tô đúc sẵn hoặc đổ trực tiếp tại chỗ cần đảm bảo kích thước và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Lanh tô cần có kích thước chiều dài tối thiểu từ 20 – 60 cm để có đủ chiều dài vượt qua vị trí ô cửa
8. Vệ sinh tường sau khi xây
Sau khi xây xong, thợ thi công cần sử dụng chổi hoặc phây để vệ sinh bức tường. Đây là cách loại bỏ bụi bẩn và các vữa thừa báo lên gạch. Tuy bước vệ sinh tường xây là một bước phụ, nhưng nó có tác dụng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tường tô sau này.
9. Bảo dưỡng tường gạch sau thi công
Sau quá trình xây dựng tường gạch, công việc bảo dưỡng tường rất quan trọng. Tường xây xong cần được dưỡng ẩm bằng cách tưới nước liên tục ít nhất 3 ngày. Đây là cách giúp tường hấp thụ đủ nước trong quá trình thủy hóa xi măng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng xây tường gạch đạt chuẩn
Ở bất kỳ công trình xây dựng nào cũng đều cần trải qua quá trình nghiệm thu, đánh giá chất lượng trước khi bước vào hạng mục tiếp theo.
Để đánh giá quá trình xây tường gạch đạt chuẩn được căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau:
– Tiêu chuẩn về gạch xây tường: Mặc dù thị trường gạch xây dựng có rất nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm, nhu cầu của từng công trình mà bạn có thể lựa chọn loại gạch phù hợp. Tuy nhiên, để biết loại gạch được sử dụng để xây tường có đạt chuẩn hay không, chúng ta sẽ căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Kích thước viên gạch: 20 x 105 x 55mm (dài x rộng x cao)
- Khối lượng gạch: 2,5 – 3 kg/viên
- Cường độ chịu lực của gạch: R=35-75kg/cm2
- Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: 75-200kg/cm2
Lưu ý: Chiều dài gạch tiêu chuẩn =(2 x Chiều rộng viên gạch ) + độ dày mạch vữa. Độ dày mạch vữa từ 10 – 15mm.
– Tiêu chuẩn kích thước tường gạch: Nắm rõ các tiêu chuẩn về kích thước các loại tường gạch trong xây dựng sẽ giúp bạn lựa chọn đúng vật liệu và đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể cho ngôi nhà.
- Tường 10 (tường đơn): 100mm chưa tính mạch vữa
- Tường 20 (tường đôi): 220mm chưa tính mạch vữa
- Tường 22 ( tường hai gạch rưỡi): 220mm chưa tính mạch vữa, tường này còn được sử dụng thay thế cho tường 20.
- Tường 30 (Tường gạch 3): 300mm chưa tính mạch vữa
– Tiêu chuẩn số lượng vật liệu sử dụng cho 1m2 tường: Với nhiều loại gạch chúng ta có nhiều lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay tường gạch thường có 1 loại chính, do đó số lượng gạch cho từng loại tường có thể dao động từ.
- Tường 10: Gạch từ 55 – 70 viên, Cát 0,02-0,05 m3 và xi măng xây khoảng 5kg.
- Tường 20: Gạch từ 110 – 170 viên, cát khoảng 0,04-0,08m3 và xi măng là 10 kg.
– Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây tường: Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) quá trình thi công xây dựng tường cần đảm bảo đúng kỹ thuật góp phần đảm bảo chất lượng, độ bền và an toàn cho bức tường cũng như toàn bộ công trình.
- Gạch xây dựng phải thẳng hàng, đồng đều tạo sự liên kết chặt chẽ đồng thời giảm hao hụt về vật liệu.
- Mạch vữa trong một lớp gạch phải vuông góc với nhau, không được trùng mà phải có độ lệch ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch
- Mạch vữa dao động từ 10 – 15mm, đảm bảo mạch no vữa và các mạch nằm ngang phải dày hơn mạch nằm dọc.
Trong bài viết trên, Việt Quang Group đã mang đến các thông tin về kỹ thuật xây tường gạch. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp Quý vị có cái nhìn chi tiết về kỹ thuật xây tường gạch. Nếu Quý vị đang có nhu cầu xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà hay sửa nhà xưởng, sửa nhà nâng tầng,… Hãy gọi ngay Việt Quang qua hotline: 0909 857 629 để được hỗ trợ, tư vấn và nhận báo giá chi tiết.