Thi công tầng hầm nhà phố là giải pháp được nhiều gia chủ lựa chọn nhằm gia tăng diện tích, tối đa công năng sử dụng. Tuy nhiên thi công tầng hầm không phải hạng mục đơn giản nếu nhà thầu, đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về hạng mục này. Việc thi cong xay dung không đảm độ chính xác về kỹ thuật, yêu câu tiêu chuẩn sẽ gây nên những sự cố vô cùng nghiêm trọng cho công trình sau khi đưa vào sử dụng. Vậy nên trong bài viết hôm nay, Việt Quang Group sẽ đưa đến cho Quý vị trọn bộ thông tin biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Mời quý vị cùng theo dõi bài viết!
3 biện pháp thi công tầng hầm nhà phố thường được sử dụng
Mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng về yêu cầu kỹ thuật, cấu tạo nền đất, chiều cao mực nước ngầm,….Do đó, không thể chỉ sử dụng kinh nghiệm mà đòi hỏi phải có đủ chuyên môn, kỹ thuật mới có thể ứng dụng và đưa ra quyết định nên sử dụng biện pháp thi công tầng hầm nào là phù hợp cho với từng quá trình thi cong xay dung công trình.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp thi công tầng hầm nhà phố khác nhau, nhưng có 3 biện pháp thường được các đơn vị thi công sử dụng, gồm:
1.1 Biện pháp thi công tầng hầm từ dưới lên
Trong tất cả các phương pháp thi công tầng hầm thì đây là phương pháp đã có từ xưa và được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp này thường được áp dụng cho những tầng hầm có chiều sâu hố đào không lớn, mặt bằng thi công rộng.
Theo đó, các đơn vị thi công sẽ tiến hành đào hố móng. Tùy vào độ sâu hố, tình hình địa chất, khối lượng cần đào,… đơn vị thi công sẽ quyết định thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới. Quá trình thực hiện xây nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên sẽ được tiến hành khi hố đạt đến độ sâu đặt móng.
Phương pháp thi công này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng cụ thể là:
♦ Ưu điểm:
- Thi công đơn giản
- Độ chính xác cao
- Quá trình xử lý chống thấm và làm khô móng khá đơn giản
- Giải pháp kiến trúc, kết cấu không quá phức tạp
♦ Nhược điểm:
- Dễ gây sụt lún ảnh hướng đến các công trình lân cận
- Thời gian thi công dài
- Không phù hợp áp dụng nếu móng chiều sâu hố lớn
1.2 Biện pháp thi công tầng hầm TOP – DOWN
Khác với phương pháp thi công truyền thống, phương pháp thi công Top – Down được hiểu là công nghệ là thi công ngầm cho công trình theo phương pháp từ trên xuống.
Với phương pháp này, đơn vị thi công có thể bắt đầu thi công từ mặt nền kết cấu sàn tầng trệt trước. Sau đó thực hiện đào đất và thi công tầng hầm thứ nhất và cứ như vậy thi công các tầng hầm khác. Phương pháp Top – Down được sử dụng cho những công trình có thời gian thi công tầng hầm kéo dài, bằng cách này đơn vị thi công tầng hầm từ trên xuống, đồng thời xây phần thân từ dưới lên. Phương pháp này tiến độ thi công công trình sẽ không bị ảnh hưởng vì thời gian thi công tầng hầm kéo dài quá lâu.
Phương pháp thi công này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể là:
♦ Ưu điểm:
- Tiến độ thi công nhanh chóng
- Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn nhờ đó tiết kiệm được một khoản ngân sách
- Giải quyết hiệu quả vấn đề chống thấm
♦ Nhược điểm:
- Kết cấu cột tầng hầm phức tạp
- Quá trình thi công khó khăn trong việc liên kết dầm sàn và cột tầng hầm
- Khó cơ giới hóa vì thi công ở điều kiện không gian kín
- Không gian kín ảnh hưởng đến năng suất làm việc, sức khỏe công nhân
1.3 Biện pháp thi công tầng hầm làm tường chắn
Biện pháp thi công tầng hầm làm tường chắn còn được gọi là phương pháp hầm mở. Với biện pháp này, trước khi thi công đào đất đầu tiên đơn vị thi công xây dựng cần thực hiện xây tường bao hầm. Sau đó tiến hành đào đắt trong lòng tường đến phần đáy của tầng hầm.
♦ Mách nhỏ: Cách xây nhà giá rẻ tối ưu chi phí, tối đa chất lượng
Các giải pháp chống đỡ thành hố tường được áp dụng là: Tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu của tường cừ là: Phải đảm bảo cường độ, độ ổn định dưới tác động của áp lực đất và các tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
Phương pháp thi công này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể là:
♦ Ưu điểm:
- Thi công đơn giản
- Có thể thu hồi vật liệu sử dụng lại sau khi thi công
♦ Nhược điểm:
- Chiếm nhiều không gian, diện tích trong hố đào
- Yêu cầu phải áp dụng công nghệ thi công cọc Barrette để gia tăng khả năng chịu áp lực đất
>> Xem thêm bài viết:
- Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói HCM mới nhất
- Công ty sửa chữa nhà xưởng uy tín, chất lượng
- Bảng giá chi tiết dịch vụ xây dựng nhà cấp 4
Quy trình thi công tầng hầm nhà phố
Hiện nay, các công việc thi công xây dựng nhà phố có tầng hầm là một công việc rất quan trọng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Quá trình thi công tầng hầm yêu cầu phải đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Việt Quang Group xin được nêu quy trình các bước cơ bản trong thi công tầng hầm mà các chủ đầu tư cần nắm. Hãy cùng theo dõi các bước sau:
Bước 1: Thực hiện đánh giá địa chất, chống sạt lở cho khu vực xung quanh
Không chỉ thi công các công trình có tầng hầm mọi công trình xây dựng trước khi tiến hành thi công đều cần tiến hành đánh giá, khảo sát môi trường, độ ẩm, độ bền, độ cứng,…của đất. Sau khi khảo và nắm rõ môi trường địa chất khu vực thi công, đơn vị nhà thầu lên phương án thi công, đồng thời tiến hành các biện pháp chống sạt lở bảo vệ công trình và các công trình lân cận.
Bước 2: Gia cố nền móng
Sau khi khu vực thi công đã được chống sạt lở, tiếp theo cần thực hiện gia cố nền móng cho công trình bằng các biện pháp như: Ép cọc, khoan cọc nhồi, xây móng băng,…Các biện pháp gia cố giúp khắc phục và cải thiện tình trạng nền móng từ đó tăng cường kết cấu nền móng giúp công trình đạt khả năng chịu lực đảm bảo chất lượng, độ bền của công trình.
Bước 3: Đào đất tạo không gian thi công tầng hầm
Sau khi thực hiện gia cố nền móng, bước tiếp theo sẽ là đào đất để tạo không gian thi công cho khu vực tầng hầm. Sau khi đất được đào sẽ được tái sử dụng, vận chuyển ra khỏi công trình hoặc thực hiện tiêu hủy theo đúng quy định tiêu chuẩn xây dựng.
Bước 4: Thi công móng, sàn hầm
Tiếp theo sẽ bắt đầu các công việc gồm: Đổ bê tông lót nền, lót móng, gia cố lắp dựng cốp pha móng, gia cố cốt thép móng,… cho phần móng và sàn hầm.
Lưu ý: Với các công trình có mực nước ngầm cao, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát mực nước ngầm nhằm đảm bảo không gian phù hợp cho quá trình thi công tầng hầm.
Bước 5: Thi công vách tầng hầm
Vách tầng hầm hạng mục nằm dưới lòng đất phải chịu rất nhiều lực do đó để đảm bảo độ chắc chắn khu vực vách được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Quá trình thi công vách tầng hầm cần được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo tính chắc chắn, độ phẳng và độ chuẩn xác theo phương thẳng đứng.
Bước 6: Thực hiện thi công phần thô trên mặt đất
Sau khi hoàn thành giai đoạn thi công vách tầng hầm, công đoạn tiếp theo là đậy nắp hầm và thực hiện thi công xây dựng phần thô trên mặt đất. Đầu tiên, cần thực tháo dỡ hệ thống giằng chống sạt lở móng, sau đó thực hiện đổ bê tông nắp hầm. Quá trình này thi công các công việc ở giai đoạn này yêu cầu cần được thực hiện cẩn thận, chính xác để đảm bảo an toàn và chất lượng cho toàn bộ công trình.
Giải pháp gia cố thi công tầng hầm đúng kỹ thuật, an toàn
>>> Dành riêng cho quý vị: Nhận sửa nhà trọn gói giá rẻ tại HCM
Những lưu ý quan trọng trong quá trình thiết kế thi công xây dựng tầng hầm
Tầng hầm hạng mục nằm hoàn toàn dưới mặt đất và được thiết kế mặt bằng tầng trệt ngang với vỉa hè. Do đó, không phải công trình nhà phố nào cũng có thể thiết kế và xây dựng tầng hầm. Và để có thể thi công xây dựng nhà phố có tầng hầm, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều kiện sau:
Diện tích và kích thước tầng hầm
Tầng hầm không chỉ là không gian tiện ích mà còn chịu lực cho toàn bộ công trình, vì vậy, kích thước và diện tích của nó rất quan trọng. Tầng hầm có diện tích nhỏ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, trong khi tầng hầm quá lớn có thể gây mất cân đối.
Theo quy định về thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, các tiêu chuẩn về diện tích và kích thước tầng hầm như sau:
- Chiều cao tối thiểu: 2,2m cho tầng hầm và đường dốc.
- Chiều sâu tối thiểu: 1,5m.
- Chiều sâu trung bình: 3m đến đáy móng.
- Phần nổi tối đa: 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu.
- Khoảng cách xuống tầng hầm: Tối thiểu 3m từ ranh lộ giới.
- Lối lên xuống cho ô tô: Không được thiết kế cho những nhà có mặt tiền giáp đường có lộ giới nhỏ hơn 6m.
Tiêu chuẩn về độ dốc của hầm
Độ dốc tầng hầm ảnh hưởng đến tính an toàn khi sử dụng. Độ dốc quá lớn có thể gây nguy hiểm cho người và phương tiện, đặc biệt là tầng hầm để xe. Hiện nay, tiêu chuẩn độ dốc không vượt quá 15-20% so với chiều sâu. Đối với tầng hầm để xe, độ dốc 12% là hợp lý.
Trong trường hợp thi công tầng hầm cho nhà phố hoặc nhà ống không có sân, tiêu chuẩn độ dốc có thể lên tới 20-25%. Cứ mỗi 1m chiều dài, nền phải thấp xuống 25cm.
Ánh sáng và thông gió
Tầng hầm thường nằm sâu dưới mặt đất, dễ bị tối tăm và ẩm thấp. Do đó, cần chú ý đến hệ thống ánh sáng và thông gió khi thiết kế.
- Ánh sáng: Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng gương lớn để phản chiếu ánh sáng, đồng thời bố trí đèn chiếu sáng hợp lý.
- Thông gió: Có thể bố trí giếng trời ở khu vực giữa và sau tầng hầm, hoặc lắp đặt hệ thống thông gió và hút mùi chuyên dụng, đặc biệt là cho tầng hầm để xe để giảm thiểu khí thải.
Màu sắc tầng hầm
Nhiều người thường chọn tông màu tối cho tầng hầm, nhưng điều này có thể làm không gian trở nên bí bách. Do đó, nên sử dụng các tông màu nhẹ nhàng, trung tính như trắng, kem, be, vàng nhạt, nâu sáng để tạo cảm giác thoáng đãng và rộng rãi hơn.
Thoát nước và chống ngập tầng hầm
Vì nằm sâu trong lòng đất, tầng hầm dễ bị ngập nước khi trời mưa lớn. Do đó, trong các bản vẽ thi công, cần có hệ thống thoát nước để ngăn nước từ bên ngoài vào.
Hệ thống thoát nước thường được bố trí tại lối vào tầng hầm, kèm theo máy bơm để hút nước trong trường hợp mưa lớn hoặc lũ lụt.
Trên đây là những quy định về xây dựng tầng hầm cho nhà phố mà các chủ đầu tư cần lưu ý trong quá trình thiết kế và thi công. Việc tuân thủ những quy định này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng Việt Quang Group luôn chú trọng và không ngừng cải tiến để mang đến những công trình chất lượng, thông thoáng, trần ngập ánh sáng, tối ưu hóa không gian cho các chủ đầu tư.
Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ về biện pháp thi công tầng hầm cùng những lưu ý quan trọng khi xây dựng tầng hầm nhà phố sẽ giúp ích cho các chủ đầu tư trong quá trình hiện thực hóa ước mơ, kiến tạo nên những ngôi nhà như mơ.