Trong mọi công trình xây dựng nào, hệ thống điện luôn là một yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị và sinh hoạt của gia đình. Quá trình thi công lắp đặt có rất nhiều phương án lắp đặt hệ thống điện khác nhau, việc đi dây điện dưới nền nhà là một phương án được nhiều chủ đầu tư băn khoăn, xem xét có nên lựa chọn hay không.
Để có câu trả lời cho vấn đề này, bài viết dưới đây của Việt Quang Group sẽ giúp gia chủ hiểu rõ lợi ích, nhược điểm của việc đi dây điện dưới nền nhà. Từ đó chủ đầu tư có thể đưa ra lựa chọn phương án thi công hệ thống điện hiệu quả, đảm bảo an toàn.
>>> Mời Quý vị xem thêm liên kết:
- Bảng báo giá cải tạo sửa chữa nhà 2025 tại HCM
- Dịch vụ xây dựng nhà phần thô tphcm 2025
- Đơn giá xây nhà trọn gói uy tín chi tiết mới nhất 2025
Đi dây điện âm dưới nền nhà là gì?
Đi dây điện dưới nền nhà là phương án lắp đặt hệ thống đường dây dẫn điện dưới lớp sàn bê tông hoặc gạch lát nền. Phương án đi hệ thống điện dưới nền nhà là một trong số các phương án đi điện âm. Các bố trí này giúp tối ưu hóa không gian, tạo tính thẩm mỹ cho công trình, đồng thời tránh việc dây điện nổi gây mất an toàn cho người sử dụng.
Hiện nay, quá trình thi công đi dây điện âm đều được đặt trong ống gen bảo vệ nhằm giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc, chập điện hoặc các ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.Tuy nhiên, phương án thi công điện dưới nền nhà cũng tiềm ẩn một số thách thức và rủi ro gia chủ cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Và để giúp chủ đầu tư có được cái nhìn tổng quan về phương án đi dây điện dưới nền nhà, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn về các ưu điểm và nhược điểm của phương án này:
1. Lợi ích của việc đi dây điện dưới nền nhà
- Tăng tính thẩm mỹ: Việc đi dây điện ngầm giúp không gian nhà ở trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn. Khác với việc đi dây nổi trên tường hoặc trần, hệ thống điện dưới nền nhà giúp tránh được lộ các đường điện, đảm bảo không gian thẩm mỹ của ngôi nhà mang lại sự thanh thoát và hiện đại cho không gian.
- Giảm rủi ro chấn thương: Những dây điện được lắp đặt nổi trên tường hoặc trần dễ bị bục, đứt do các tác động ngoại lực từ bên ngoài. Trong khi đó, đi dây điện âm dưới nền nhà giúp thảm thiểu nguy cơ va chạm, hạn chế tình trạng trẻ em, vật nuôi,… đụng chạm gây hở điện hoặc bị giật điện khi chạm phải dây điện hở ngẫu nhiên.
- Bảo vệ hệ thống điện: Dây điện được đi trong ống bảo vệ khi đặt dưới nền nhà, giúp giảm nguy cơ bị mòn hoặc bị động vật ngoài tác động. Nếu thi công đúng quy trình, độ bền của dây điện sẽ được tăng lên, hạn chế hư hỏng.
2. Nhược điểm của việc đi dây điện dưới nền nhà
- Khó khăn trong sửa chữa: Việc đi dây điện ngầm sẽ gây khó khăn khi cần sửa chữa hoặc thay thế. Nếu xảy ra hỏng hóc, việc khám phá và khắc phục có thể yêu cầu phải đục lớp sàn nhà, tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Nguy cơ chập cháy: Nếu quá trình thi công hệ thống điện không đặt dây trong ống ruột gà bảo vệ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của đường điện. Bên cạnh đó, còn làm tăng nguy cơ chất nổ, chập điện cao bởi các tác động do độ ẩm hoặc đồng chất ở nền nhà.
- Chi phí lắp đặt cao: Khi lựa chọn phương án lắp điện âm tường hoặc âm nền gia chủ cần biết chi phí lắp đặt khá cao. Nếu chủ đầu tư đang tính toán phương án tối ưu chi phí xây nhà thì hãy cân nhắc kỹ nhé.
Có nên đi dây điện âm dưới nền nhà hay không?
Lắp đặt hệ thống điện âm sàn mang đến những ưu điểm về mặt thẩm mỹ, tiết kiệm không gian cho ngôi nhà. Bởi vậy, Quý chủ nhà hoàn toàn có thể lựa chọn phương án đi dây điện dưới nền nhà cho công trình của mình. Tuy nhiên, vì chi phí khá cao, đồng thời cần dễ gây nguy hiểm cho người dùng nếu không được đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình thi công. Do đó, nếu không bắt buộc chủ đầu tư nên lựa chọn phương án đi điện âm tường, đi nổi trên tường hoặc trần nhằm đảm bảo an toàn cao nhất và thuận tiện cho quá trình lắp đặt bảo trì bảo dưỡng.
Khi chủ đầu tư lựa chọn phương án đi dây điện dưới nền nhà, để đảm bảo an toàn quá trình thi công lắp đặt cần sử dụng ống bảo vệ chất lượng cao, chống thấm nước, chịu lực tốt và phải có sơ đồ điện rõ ràng để dễ lắp đặt và bảo dưỡng sửa chữa khi cần. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần thực hiện công tác kiểm tra định kỳ hệ thống điện để hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn.
Nhìn chung, phương pháp đi dây điện dưới nền nhà một giải pháp lắp đặt điện âm tường, giải pháp tối ưu về mặt thẩm mỹ và tiện ích. Nhưng để đảm bảo an toàn và có thể sử dụng lâu dài chủ đầu tư cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt trong suốt quá trình thi công lắp đặt.
Quy trình lắp đặt, đi điện âm cho ngôi nhà
Thiết kế và thi công điện âm (âm tường, âm sàn) khá phức tạp, yêu cầu cao về quy trình kỹ thuật và tính chính xác. Nếu Quý vị đang có ý định lắp đặt điện âm cho ngôi nhà tương lai của mình, có thể tham khảo quy trình lắp đặt dưới đây:
Bước 1: Xác định vị trí các thiết bị trong nhà
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trọng trong quy trình đi điện âm là xác định vị trí các thiết bị của ngôi nhà: Đèn chiếu sáng, điều hòa, tivi, tủ lạnh, wifi,…Ở bước này, chủ đầu tư và đội ngũ KTS, kỹ sư cần xác định chi tiết, chính xác để từ đó có thể lên phương án, xác định và tính toán vị trí đường dây điện cung cấp cho các thiết bị trong nhà một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Bước 2: Xây dựng sơ đồ đường đi dây điện âm
Sau khi đã xác định được các thiết bị điện trong nhà, đội ngũ kỹ sư thực hiện lên sơ đồ đường dây điện tối ưu nhất, tránh các thiếu sót, lãng phí, hay nhầm lẫn. Bởi, điều này tác động ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả khi sự các thiết bị điện cũng như chi phí thi công lắp đặt.
Lưu ý: Khi đã có sơ đồ đường đi dây điện, chủ đầu tư cần thực hiện lưu giữ nó cần thận phòng trường hợp gặp sự cố, giúp việc xử lý sửa chữa dễ dàng hơn.
Bước 3: Tạo rãnh tường
Từ sơ đồ đường dây điện đã lên trước đó, lúc này công trình đã hoàn thành xây tường, vách ngăn và chuẩn bị bước vào giai đoạn tô trát, thi công hoàn thiện. Đội ngũ thợ thi công sẽ tiến hành tạo rãnh tường bằng các máy cắt chuyên dụng để thi công đường điện.
Lưu ý: Trước khi tạo rãnh đường điện trên tường gạch, chúng ta cần sử dụng bút hoặc phấn vẽ,,… vẽ đánh dấu các vị trí đường dây điện lên tường giúp thuận tiện quan sát trong quá trình thi công. Đồng thời tránh các nhầm lẫn nhằm hạn chế việc sửa chữa, thêm thắt sau này.
Bước 4: Đi đường ống luồn dây điện
Sau khi đội ngũ nhân công tạo rãnh tường, việc tiếp theo cần làm là đi đường ống dây điện sau đó cố định hệ thống đường ống tại các rãnh bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ ống. Khi thi công xong, hệ thống đường ống sẽ là lớp bảo vệ dây điện vì vậy chủ đầu tư, đơn vị thi công cần chú ý chọn lựa loại ống tốt, tránh các sản phẩm kém chất lượng dẫn đến hiện tượng hư hỏng ảnh hưởng tới độ bền và chất lượng dây điện theo thời gian.
Tiếp theo đó, khi đã hoàn thành thi công hệ thống đường ống luồn dây điện, công việc tiếp theo là của đội ngũ kỹ sư điện. Họ sẽ trực tiếp đấu nối và đi dây điện vào trong các đường ống được lắp đặt sẵn.
Bước 5: Hoàn thiện thi công
Ở bước cuối cùng, khi hệ thống đường dây điện đã được hoàn thiện lắp đặt vào các đường ống luồn dây. Đội ngũ nhân công xây dựng sẽ sử dụng hồ dầm để trám các rãnh đường đi của dây điện đã hoàn thành. Sau khi trám các đường rãnh bằng hồ dầu, đội ngũ nhân công xây dựng sẽ thực hiện đóng lưới mắt cáo nhằm hạn chế tình trạng nứt ở các khu vực đường rãnh điện nước đồng thời đảm bảo khả năng kết dính của hồ vữa và tường gạch trong quá trình tô trát tiếp theo.
Lựa chọn vật liệu như thế nào là đạt chất lượng?
Hệ thống điện âm sẽ được thi công ngay dưới tường hoặc sàn do đó việc lựa chọn vật liệu có độ bền cao, an toàn và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định theo thời gian là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng, khả năng hoạt động theo thời gian cũng như tính bền vững của hệ thống điện trong nhà. Do đó, quá trình chọn lựa vật liệu thi công Quý vị cần lưu tâm một số tiêu chí dưới đây:
– Dây điện đạt tiêu chuẩn
- Chọn dây có lõi đồng nguyên chất, độ dẫn điện cao, bền bỉ.
- Tiết diện dây phù hợp với công suất sử dụng để tránh quá tải.
- Sử dụng dây điện có vỏ bọc chống cháy, chịu nhiệt tốt (VD: Cadivi, Sino, Trần Phú).
– Ống luồn dây điện
- Chọn ống luồn nhựa PVC hoặc ống ruột gà chống cháy, chịu lực tốt.
- Đảm bảo đường kính ống phù hợp với số lượng dây đi bên trong.
- Hệ thống ống cần uốn lượn hợp lý, tránh gấp khúc để dễ thay thế khi cần.
– Hộp nối và thiết bị bảo vệ
- Hộp nối cần làm từ nhựa chống cháy, đảm bảo kín nước, chống ẩm.
- Lắp đặt cầu dao tự động (CB) và aptomat chống giật để tăng độ an toàn.
– Thiết bị công tắc, ổ cắm
- Nên sử dụng sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, chịu nhiệt tốt.
- Ổ cắm có chuẩn tiếp đất để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc lựa chọn vật liệu chất lượng sẽ giúp hệ thống điện hoạt động ổn định, bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng. Nhưng bên cạnh việc lựa chọn vật liệu chất lượng quá trình thi công lắp đặt chủ đầu tư cũng cần lưu tâm nhiều vấn đề khác. Đặc biệt, gia chủ không được tự mình lắp đặt hệ thống điện âm nếu không có kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm về kết cấu mạch điện.
Vì sao Việt Quang Group luôn chọn hệ thống điện âm tường cho các công trình của mình?
Như đã nói ở trên, thi công hệ thống điện âm sẽ được lắp đặt âm sàn hoặc âm tường. Tuy mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng thực tế quá trình thi công xây dựng hơn +3000 công trình Việt Quang Group nhận định thi công điện âm tường là lựa chọn tối ưu hơn về độ an toàn, tính bền vững, khả năng bảo trì và thẩm mỹ. Dưới đây là những lý do chính mà các chuyên gia xây dựng Việt Quang Group ưu tiên phương án này:

Thi công điện âm tường lựa chọn tối ưu hơn về độ an toàn, tính bền vững, khả năng bảo trì và thẩm mỹ.
1. Độ an toàn cao hơn
Hệ thống điện âm tường giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy do các tác động từ môi trường bên ngoài. Khi dây điện được đi âm tường, chúng được bảo vệ bởi lớp tường bê tông hoặc gạch, giúp hạn chế tiếp xúc với độ ẩm, nước hoặc các yếu tố có thể gây hư hại.
Ngược lại, điện âm sàn có nguy cơ bị ngấm nước nếu nền nhà bị rò rỉ hoặc đọng nước, nhất là trong các khu vực như phòng tắm, nhà bếp, ban công. Nếu hệ thống ống luồn dây không đảm bảo chất lượng hoặc bị hư hỏng theo thời gian, nước có thể xâm nhập vào bên trong, gây chập điện hoặc giảm tuổi thọ của dây dẫn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi nền nhà bị hỏng hoặc nứt, làm tăng nguy cơ điện giật và ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng.
2. Ít chịu tác động từ môi trường xung quanh
Điện âm tường có độ bền cao hơn vì hệ thống dây dẫn ít bị ảnh hưởng bởi lực tác động trực tiếp từ bên ngoài. Tường nhà là một lớp bảo vệ chắc chắn, giúp dây điện không bị đè nén, uốn cong hoặc hư hỏng như khi đi dây âm sàn.
Trong khi đó, khi đi điện âm sàn, dây điện có thể chịu áp lực từ trọng lượng của đồ nội thất, nền nhà, thậm chí là tải trọng từ các tầng trên, gây ra tình trạng biến dạng, hư hỏng hoặc đứt gãy dây dẫn theo thời gian. Nếu dây điện bị hỏng, việc sửa chữa sẽ trở nên rất phức tạp và tốn kém.
3. Dễ dàng bảo trì, sửa chữa khi cần
Một trong những nhược điểm lớn nhất của điện âm sàn là rất khó bảo trì hoặc sửa chữa khi có sự cố. Nếu dây điện bị đứt, chập cháy hoặc cần thay thế, gia chủ phải đập phá nền nhà, tháo dỡ gạch lát hoặc sàn gỗ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí và làm hỏng kết cấu thẩm mỹ của ngôi nhà.
Trong khi đó, hệ thống điện âm tường được thiết kế với các ống luồn dây giúp việc thay thế và sửa chữa trở nên dễ dàng hơn. Khi cần khắc phục sự cố, chỉ cần mở một phần tường nhỏ theo đường dây mà không ảnh hưởng nhiều đến không gian sinh hoạt. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì trong dài hạn.
4. Tăng tính thẩm mỹ cho không gian
Một trong những lợi thế quan trọng của điện âm tường là giúp không gian gọn gàng, sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Toàn bộ hệ thống dây điện được ẩn bên trong tường, không lộ ra ngoài, tạo sự đồng bộ và tinh tế cho không gian nội thất.
Ngược lại, khi đi dây điện âm sàn, dù được che phủ bởi gạch lát nền hoặc sàn gỗ, vẫn có nguy cơ lộ khe hở, làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian. Đặc biệt, nếu không thi công cẩn thận, nền nhà có thể bị gồ ghề, không phẳng đều hoặc bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi.
5. Không làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà
Khi thi công hệ thống điện âm sàn, sàn nhà phải được đục, khoét hoặc nâng cao để tạo không gian chứa dây điện và ống luồn, điều này có thể ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của nền nhà, đặc biệt là với nhà có kết cấu sàn mỏng hoặc được xây trên nền đất yếu. Nếu việc thi công không đúng kỹ thuật, nền nhà có thể bị nứt, sụt lún theo thời gian, gây mất an toàn.
Trong khi đó, với hệ thống điện âm tường, các đường dây được bố trí hợp lý theo các đường ống luồn, không làm ảnh hưởng đến kết cấu chính của ngôi nhà. Điều này giúp đảm bảo độ bền của công trình và tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng lâu dài.
6. Tiết kiệm chi phí dài hạn
Mặc dù chi phí thi công điện âm tường có thể cao hơn một chút so với điện âm sàn ban đầu do yêu cầu đục tường, đi ống luồn dây, nhưng về lâu dài, nó giúp gia chủ tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa và nâng cấp. Vì hệ thống dây điện được bảo vệ tốt hơn, tuổi thọ sử dụng cao hơn, gia chủ không phải tốn nhiều tiền cho việc thay thế hay khắc phục sự cố như khi sử dụng điện âm sàn.
Xét trên nhiều khía cạnh như độ an toàn, độ bền, khả năng sửa chữa, tính thẩm mỹ và chi phí dài hạn, thi công điện âm tường là lựa chọn tối ưu hơn so với điện âm sàn. Mặc dù cả hai phương án đều có thể được áp dụng tùy theo đặc điểm công trình và nhu cầu sử dụng, nhưng nếu xét về tính thực tế và hiệu quả, điện âm tường vẫn là phương án được khuyến khích hơn để đảm bảo sự an toàn, tiện nghi và bền vững cho ngôi nhà.
Từ khóa: sửa nhà | giá xây nhà | thi công nhà ở | cải tạo nhà | giá xây thô | nâng thêm tầng nhà | sửa nhà xưởng | sửa nhà cấp 4