Quý vị đang có nhu cầu xây dựng nhà ở mới? Quý vị đang tìm hiểu thông tin về thi công xây dựng cho ngôi nhà của mình? Quý vị đang tìm đội ngũ KTS, kỹ sư, công ty xây dựng uy tín để xây dựng nhà ở?
Thi công xây dựng nhà ở là một quá trình dài với rất nhiều hạng mục khác nhau cùng những tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp. Do đó, việc nắm rõ các thuật ngữ xây dựng là điều vô cùng quan trọng, giúp các kỹ sư, nhà đầu tư giám sát, thiết kế, theo sát quá trình thi công. Đặc biệt, nếu Quý vị là người lần đầu xây nhà, việc nắm rõ các thuật ngữ xây dựng càng quan trọng hơn rất nhiều. Nó không chỉ giúp chủ đầu tư dễ dàng làm việc trao đổi với đơn vị thiết kế thi công và KTS, kỹ sư mà còn là căn cứ giúp Quý vị đưa ra các quyết định chuẩn xác. Nhưng nếu Quý vị là người lần đầu xây nhà hay chưa từng học qua bất kỳ trường lớp nào về xây dựng,… Để biết và nắm rõ tất cả các thuật ngữ xây dựng là điều rất khó. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay Việt Quang Group xin chia sẻ đến Quý vị các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng.
Các thuật ngữ cơ bản trong xây dựng
Trong xây dựng sẽ có các thuật ngữ về công trình, giấy tờ mà Quý vị thường xuyên nghe đến, cụ thể là:
Chủ đầu tư
Đây là từ đầu tiên và hẳn Quý vị sẽ được nghe nhiều nhất khi làm việc với Việt Quang Group từ giai đoạn khảo sát báo giá đến hoàn tất công trình. Chủ đầu tư là từ Việt Quang sử dụng để chỉ chính bạn, chủ nhà, người trực tiếp ký hợp đồng xây nhà với chúng tôi. Nói đơn giản, chủ đầu tư chính là Quý vị người bỏ ra một khoản tiền để Việt Quang làm việc, thiết kế thi công nhà cho Quý vị.
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng hay chính là phần phủ bì của các công trình xây dựng. Diện tích xây dựng là toàn bộ phần đất xây dựng công trình. Phần diện tích đất này được tính từ mép ngoài tường bên này đến mép ngoài tường bên kia. Hiểu đơn giản, diện tích xây dựng là thuật ngữ được sử dụng để xác định quy mô và giá trị của công trình nhà phố.
Diện tích sàn xây dựng
Diện tích sàn xây dựng = Σ Tổng diện tích các tầng
Mỗi mảnh đất sẽ có chiều dài và chiều rộng, diện tích sàn chính tích dài nhân rộng. Do đó diện tích sàn trong xây dựng sẽ bao gồm tổng diện tích sàn mỗi tầng, bao gồm cả: Tầng mái, sàn kỹ thuật, tầng hầm, tầng tum, tầng lửng.
Lưu ý: Diện tích sàn một tầng có thể bao gồm diện tích hành lang, ban công nếu chúng nằm trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng đó.
Diện tích sử dụng
Diện tích sử dụng = ∑ diện tích sàn – ∑ diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong nhà
Diện tích sử dụng là một thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với diện tích xây dựng. Nhưng trong xây dựng đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Diện tích sử dụng bao gồm diện tích các phòng, diện tích cầu thang, diện tích nhà kho, ban công, hành lang, phòng vệ sinh,…
Hiểu nôm na, diện tích sử dụng là tổng diện tích sàn khách hàng có thể sử dụng sau khi xây dựng xong.
Diện tích quy đổi
Diện tích quy đổi là thuật ngữ được dùng để tính toán các phần diện tích không được đưa vào sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, các phần diện tích quy đổi lại là những phần xây dựng quan trọng và không thể thiếu để thi công hoàn thiện mỗi công trình. Diện tích quy đổi là các phần diện tích: Móng, sân nhà, mái, sân thượng, tầng hầm, … Quý vị có thể thấy sự xuất hiện của phần diện tích quy đổi này khi thực hiện tính toán tổng diện tích xây dựng công trình để xác định, dự trừ chi phí xây dựng hoàn thiện nhà.
Bản vẽ xây dựng
Căn cứ khoản 43 Điều 3 Luật xây dựng 2014 quy định:
“Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.”
Bản vẽ xây dựng (hay bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật thi công) là thuật ngữ chung được dùng để phác họa cho bản vẽ để tạo thành một phần các thông tin sản xuất, sau đó đưa vào hợp đồng xây dựng, hình thành nên các tài liệu hợp đồng cho công trình. Trên bản vẽ xây dựng thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm tránh sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thi công xây dựng, hoàn thiện công trình.
Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận cho phép chủ đầu tư được phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo hoặc thực hiện di dời công trình.
Bản vẽ hoàn công
Đây là bản vẽ thể hiện kích thước, hình dáng, tình trạng thực tế của công trình đã hoàn thành so với bản thiết kế. Bản vẽ hoàn công có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho ngôi nhà, giúp chủ đầu tư nắm rõ hiện trạng để xác nhận nghiệm thu các hạng mục đã thi công và lập hồ sơ tất toán.
Bản vẽ kiến trúc
Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…
Các thuật xây dựng liên quan đến thiết kế và thi công
Việc hiểu và nắm rõ các thuật ngữ dưới đây sẽ giúp Quý vị dễ dàng giao tiếp và quản lý khi thi công xây dựng công trình.
- Móng: phần kết cấu nằm dưới mặt đất của các công trình xây dựng. Móng có tác dụng chịu lực và phân bổ tải trọng từ các cấu trúc phía trên xuống dưới nền đất.
- Bê tông: Hỗn hợp vật liệu gồm xi măng, đá, cát, nước. Bê tông được sử dụng rộng rãi trong kết cấu như cột, dầm sàn,…
- Dầm: Một cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng trên cột, tường,… Dầm có tác dụng phân bổ trọng lượng lên các bộ phận khác nhau như cột và nền móng.
- Mặt bằng: Là bản vẽ hình chiếu biểu diễn chi tiết ngôi nhà trên mặt phẳng ngang. Mặt bằng cung cấp các thông số về kích thước, bố trí nội thất và vị trí của các phòng trong ngôi nhà. Từ các thông số chủ đầu tư có được cái nhìn tổng quan về ngôi nhà.
- Mặt đứng: Là bản vẽ biểu diễn mặt ngoài ngôi nhà theo góc vuông lên mặt phẳng thẳng đứng.
- Mặt cắt: Là bản vẽ thể hiện kích thước, phần nhìn thấy sau khi đã cắt một không gian theo chiều cao.
- Phối cảnh: Là bản vẽ kỹ thuật thể hiện hình ảnh không gian 3 chiều của công trình.
Các thuật xây dựng liên quan kỹ thuật
Khi thi công xây dựng nhà chắc hẳn các chủ nhà, chủ đầu tư đã từng nghe đến các thuật ngữ dưới đây. Nhưng Quý vị đã thực sự hiểu và nắm rõ các thuật ngữ này chưa, hãy cùng Việt Quang khám phá ý nghĩa của chúng nhé.
Lăm le
Lăm le móng trong xây dựng là một thuật ngữ được dùng để chỉ công đoạn làm phẳng, chuẩn bị bề mặt trước khi thực hiện công tác đổ bê tông móng hoặc các cấu kiện khác. Lăm le là một lớp vật liệu được tạo nên từ đất, cát hoặc đá dăm được dầm nến kỹ nhằm:
- Tạo độ ổn định và bằng phẳng cho bề mặt
- Chống tình trạng thấm nước từ nền đất thấm lên lớp bê tông lót hoặc cấu kiện móng chính
- Hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và sự biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài
- Cải thiện khả năng chịu lực của nền đất giúp công trình ổn định hơn
- Phân bố đều tải trọng của công trình xuống nền đất, tránh tình trạng lún cục bộ
Độ dày của lăm le thường dao động từ 5 – 10cm, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng công trình. Bên cạnh đó, thành phần các vật liệu được sử dụng cũng có thể được thay đổi, tùy vào nền đất và tải trọng công trình.
Quá trình thi công làm lăm le thường được diễn ra như sau: San gạt nền đất ⇒Trải vật liệu ⇒ đầm chặm. Quy trình các bước khá đơn giản, nhưng lăm le là bước chuẩn bị quan trọng giúp bảo đảm sự bền vững và chất lượng cho các kết cấu xây dựng phía trên.
Thông thủy
Trong xây dựng thông thủy được xác định là khoảng không gian thông thoáng được tính từ mép này qua mép kia của một kết cấu kiến trúc công trình. Khoảng không gian không bị cản trở bởi các cấu kiện khác như cột, tường, dầm hoặc vật liệu trang trí. Chính vì đặc tính này, tại nhiều khu vực trong nhiều lĩnh vực người ta còn gọi thông thủy bằng các thuật ngữ khác như: Lọt lòng, lọt sáng, lọt gió,…
Thông thủy là một khái niệm quan trọng, đặc biệt trong thiết kế và thi công để đảm bảo các yếu tố: Tiện nghi, thẩm mỹ. Bên cạnh đó, đây còn là một yếu tố mang ý nghĩa phong thủy liên quan đến sự thông thoáng, hài hoài của không gian sống. Theo đó, trong thế giới phong thủy để xác định chính xác kích thước thông thủy người ta sử dụng thước lỗ ban, một loại thước riêng biệt.
Vách song
Vách song hay vách hông là thuật ngữ dùng để chỉ các bức vách hoặc tường nằm phía ngoài của một công trình.
Lưu ý: Vách phía ngoài không phải là mặt tiền chính của công trình.
Vách song có thể là tường chịu lực hoặc không tùy thuộc vào thiết kế, kết cấu của từng công trình. Đây là một phần không thể thiếu trong thiết kế kết cấu tổng thể của các công trình, vừa góp phần làm đẹp cho không gian vừa có tác dụng bảo vệ, hỗ trợ kết cấu và ngăn cách không gian giữa bên trong với môi trường bên ngoài.
Tum hay tầng tum
Trong xây dựng tum là một thuật ngữ được dùng để chỉ phần kết cấu được xây dựng trên cùng của các công trình hoặc chỉ một tầng nhỏ trên cùng, một không gian nhô lên trên mái của ngôi nhà.
Bên cạnh tên gọi tum, tầng tum nó còn được gọi theo một số tên gọi khác tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng hoặc vùng miền như: Tầng áp mái, chuồng cu, tầng che cầu thang, tầng thượng nhỏ,… Chỉ cần diện tích không vượt quá 30% diện tích mái.
Tầng tum không chỉ là một hạng mục trong kiến trúc thi công xây dựng nhà, đây là phần không gian có tác dụng che chắn, hỗ trợ thông gió, lấy sáng và là điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho thiết kế của ngôi nhà.
Seno (Sê nô)
Hay còn được gọi là máng xối hay máng hứng nước mưa. Trong các thuật ngữ xây nhà, sê nô dùng được chỉ một kết cấu có hệ thống được lắp đặt tiếp giáp với phần mái nhà. Sê nô có tác dụng thu hứng nước mưa góp phần bảo vệ tường, hạn chế tình trạng thấm dột, ẩm mốc hoặc xói mòn nền móng. Đồng thời, góp phần bảo vệ cấu trúc tầng mái và đảm bảo tính thẩm mỹ, kết cấu lâu dài cho ngôi nhà.
Chuồng cọp
Chuồng cọp là một thuật ngữ xây nhà dân dụng dùng để chỉ phần không gian bên ngoài cửa sổ, ban công hoặc logia nhà được bao bọc bởi lưới sắt hoặc khung sắt. Chuồng cọp có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn, chống trộm đột nhập từ ngoài vào trong nhà vì vậy nó còn được gọi là lòng sắt bảo vệ hoặc lưới sắt bảo vệ.
Tuy nhiên, khi thiết kế và lắp đặt chuồng cọp chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh các ảnh hưởng về mỹ quan, kết cấu, công năng và khả năng thoát hiểm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
Trên đây là một số thuật ngữ xây nhà thông dụng mà các chủ đầu tư cần nắm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng làm việc với kiến trúc sư, giám sát thi công cùng như với đội ngũ nhân công xây dựng. Nhưng nếu Quý vị còn bất kỳ thông tin nào chưa nắm rõ hãy liên hệ với Việt Quang Group, chúng tôi sẽ cùng cấp thông tin giúp Quý vị giải đáp các thắc mắc nhanh chóng và chính xác nhất.
Đừng quên theo dõi website kientrucvietquang.net và fanpage Xây Dựng Việt Quang để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm xây nhà cùng những kiến thức xu hướng xây dựng nhà đẹp nhé.
Xem thêm: