Theo Quy định của Luật xây dựng, mỗi một công trình trước khi được tiến hành thi công xây dựng nhà đều phải đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký và xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều gia chủ chỉ biết đó là quy định nghĩa vụ cần phải làm mà quên đi vai trò của việc đăng ký giấy phép xây dựng.
Khi có ý định xây dựng nhà, nhiều người băn khoăn không biết nên xin phép xây dựng trước hay lên bản vẽ thiết kế nhà trước. Đây là một câu hỏi quan trọng liên quan đến hai quy trình khác nhau với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chi phí và sự hợp pháp của công trình. Việc đưa ra quyết định phù hợp giúp chủ đầu tư tránh được những rắc rối không đáng có, đồng thời đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Bài viết này Việt Quang Group sẽ phân tích kỹ lưỡng hai phương án, nêu ra ưu nhược điểm của từng lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhất để giúp Quý vị có một quá trình xây dựng thuận lợi và phù hợp nhất.
Mời Quý vị xem thêm liên kết:
- Đơn giá sửa chữa nhà trọn gói TpHCM năm 2025
- Dịch vụ xây dựng nhà phần thô trọn gói, giá rẻ
- Bảng báo giá xây dựng nhà trọn gói chìa khóa trao tay mới nhất
Quy định về hồ sơ xin giấy phép xây dựng
Theo Quy định của Luật xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2024) giấy phép xây dựng bao gồm: Xây phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa cải tao, giấy phép di dời công trình, giấy phép xây dựng có thời hạn. Như vậy, ta có thể thấy theo quy định của Luật tất cả các công trình xây dựng, sửa chữa đều phải thực hiện xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công (ngoại trừ các công trình được miễn giấy phép xây dựng).
Và để được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, Quý khách hàng cần cung cấp:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề
Lưu ý: Hồ sơ nêu chỉ dành cho công trình nhà ở riêng lẻ.
Sau khi chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ theo đúng quy định, chủ đầu tư đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền đế được cấp phép xây dựng. Và sau 21 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sờ hợp lệ chủ đầu tư sẽ được cấp phép xây dựng theo luật định.
Những lợi ích và hạn chế khi gia chủ xin phép xây dựng trước
Từ thông tin trên, ta biết rằng để thực hiện xin phép xây dựng gia chủ cần có bản vẽ thiết kế xây dựng. Với hồ sơ xin phép, bản vẽ xây dựng là cơ sở để cơ quan chức năng xem xét quy chuẩn kiến trúc, mật độ xây dựng có phù hợp với quy định tại khu vực hay không.
Vậy nên với những trường hợp chủ đầu tư lựa chọn xin phép xây dựng trước thường tìm đến các bên thứ 3 để thực hiện bản vẽ xin phép xây dựng. Và các đơn vị này sẽ chỉ dựa trên các thông tin chưng như: Quy mô, số lầu, không gian như thế nào, số lượng phòng,… do chủ đầu tư cung cấp để lên bản vẽ thiết kế xin phép. Do đó phương án này thiết kế này sẽ không phải là phương án tối ưu nhất.
Việc xin phép xây dựng trước khi tiến hành công trình có cả lợi ích và hạn chế mà gia chủ cần cân nhắc:
Lợi ích của việc xin phép xây dựng trước
a) Đảm bảo công trình tuân thủ pháp luật
Giấy phép xây dựng là một trong những yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu xin phép trước, bạn có thể yên tâm rằng công trình của mình sẽ không vi phạm các quy định như mật độ xây dựng, chiều cao công trình, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất…
b) Giúp tránh rủi ro về quy hoạch
Mỗi khu vực đều có những quy định riêng về quy hoạch đô thị. Nếu không xin phép trước, bạn có thể vô tình thiết kế một công trình không phù hợp với quy định hiện hành, dẫn đến việc phải điều chỉnh hoặc thậm chí bị đình chỉ thi công.
c) Dễ dàng hoàn tất các thủ tục pháp lý khác
Khi đã có giấy phép xây dựng, việc xin cấp số nhà, đấu nối điện nước, và hoàn công sau này sẽ thuận lợi hơn. Nếu thiết kế trước rồi mới xin phép, có thể bạn sẽ phải chỉnh sửa thiết kế để phù hợp với giấy phép được cấp.
Hạn chế của việc xin phép xây dựng trước
a) Thiết kế có thể bị hạn chế
Một số quy định về xây dựng có thể làm ảnh hưởng đến ý tưởng thiết kế ban đầu của gia chủ. Nếu xin phép trước mà không có phương án thiết kế cụ thể, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tối ưu không gian sống theo nhu cầu của mình.
b) Có thể mất thời gian nếu phải điều chỉnh hồ sơ
Trong một số trường hợp, nếu sau khi xin phép xây dựng xong, gia chủ muốn thay đổi thiết kế (ví dụ: thêm tầng, thay đổi kết cấu…), thì có thể phải xin phép lại hoặc điều chỉnh hồ sơ, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện.
Những lợi ích và hạn chế khi gia chủ lên bản vẽ thiết kế trước
Ngược lại, nếu chủ đầu tư lên bản vẽ thiết kế trước, đội ngũ kiến trúc sư sẽ dựa trên nhu cầu, mong muốn của gia đình lên lên phương án thiết kế và bố trí mặt bằng tối ưu nhất. Từ đó, chủ đầu tư có thể hình dung được công trình của nhà mình như thế nào và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, khi đã có thiết kế kiến trúc chủ đầu tư cũng có thể tính sơ bộ chi phí xây dựng và cần đối ngân sách. Tuy nhiên, để quyết định có nên lên bản vẽ thiết kế trước sau đó mới xin phép hay không gia chủ cần cân nhắc các lợi ích và hạn chế khi chọn phương án này dưới đây:
Lợi ích của việc thiết kế trước
a) Đảm bảo không gian sống phù hợp
Khi thiết kế trước, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các chi tiết về mặt bằng công năng, kiến trúc, nội thất sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
b) Dự trù chi phí chính xác hơn
Có một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh giúp bạn tính toán được chính xác chi phí xây dựng, tránh tình trạng phát sinh nhiều khoản chi ngoài dự kiến.
c) Dễ dàng trao đổi với kiến trúc sư và nhà thầu
Khi có bản vẽ thiết kế sẵn, bạn có thể làm việc với nhà thầu một cách rõ ràng hơn, giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đúng kế hoạch.
Hạn chế của việc thiết kế trước
a) Có nguy cơ thiết kế không phù hợp với quy định
Nếu bạn thiết kế trước mà không xem xét kỹ các quy định pháp lý, có thể bản vẽ sẽ không phù hợp với yêu cầu của cơ quan cấp phép. Điều này dẫn đến việc phải điều chỉnh thiết kế, làm tốn thời gian và chi phí.
b) Cần điều chỉnh khi xin phép
Trong một số trường hợp, cơ quan cấp phép có thể yêu cầu thay đổi một số chi tiết trong thiết kế để phù hợp với quy hoạch địa phương, điều này gây mất thời gian và công sức.
Nên xin phép xây dựng trước hay thiết kế trước?
Sau khi phân tích các lợi ích và hạn chế của từng phương án, câu trả lời tối ưu nhất là nên thực hiện cả hai song song để tiết kiệm thời gian và đảm bảo sự hợp pháp của công trình. Cách thực hiện hiệu quả:
- Bước 1: Kiểm tra quy hoạch và quy định xây dựng của khu vực dự định xây nhà.
- Bước 2: Lên ý tưởng sơ bộ về thiết kế dựa trên các quy định này.
- Bước 3: Xin giấy phép xây dựng dựa trên phương án thiết kế sơ bộ.
- Bước 4: Sau khi có giấy phép, tiến hành thiết kế chi tiết hơn dựa trên giấy phép đã được cấp.
- Bước 5: Thi công theo thiết kế và giấy phép để đảm bảo không vi phạm quy định.
Cả hai phương án xin phép xây dựng trước hay thiết kế trước đều có ưu và nhược điểm riêng. Để quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, bạn nên thực hiện cả hai song song theo trình tự hợp lý. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo công trình tuân thủ quy định pháp luật, tránh những phát sinh không đáng có.
Nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà, hãy gọi ngay hotline 096 1993 915 để được đội ngũ chuyên gia Việt Quang Group tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Việt Quang Group nhà thầu xây dựng với hơn 13 năm kinh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi tự hào thuộc TOP 3 nhà thầu xây nhà uy tín chất lượng TPHCM. Đơn vị đã và đang thi công xây dựng hơn +3000 công trình lớn nhỏ trên khắp các quận huyện TpHCM và các tỉnh miền Nam. Luôn làm việc với phương châm ” Khách hàng là ân nhân” Việt Quang Group cam kết chất lượng, thẩm mỹ trên từng hạng mục thi công xây dựng. Chúng tôi không chỉ là người đồng hành cùng khách hàng trên hành trình xây dựng tổ ấm mà còn là người bạn tri kỷ cùng khách hàng xuyên suốt quá trình sử dụng ngôi nhà.
Việt Quang Group – Thương hiệu của sự an tâm
Từ khóa: Thi công sửa chữa | sửa nhà cấp 4 | sửa chữa nhà xưởng | nâng thêm tầng nhà | giá xây nhà | xây nhà cấp 4