Sửa chữa nhà nâng tầng là quá trình thi công mở rộng diện tích, không gian sử dụng dựa trên nền móng có sẵn. Do đó, sửa nhà nâng tầng là một trong những hạng mục khó, cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành và không phải đơn vị xây dựng nào cũng có thể làm được.
Chính vì thế nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan, nắm rõ các thông tin và dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng thi công của nhà thầu. Việt Quang Group mời quý vị tham khảo thông tin những điều nên và không nên khi sửa nhà nâng tầng dưới đây.
7 điều nên nhớ khi cải tạo sửa chữa nhà nâng tầng
Những ngôi nhà được gia chủ quyết định cải tạo, sửa chữa nâng tầng thường vì:
- Ngôi nhà quá nhỏ, không đủ không gian sử dụng cho các thành viên trong gia đình
- Ngôi nhà đã dẫn xuống cấp theo thời gian
- Ngôi nhà lỗi thời không còn thẩm mỹ và phù hợp với thời đại
- Gia chủ mong muốn thay đổi không gian, làm mới môi trường sống
Tuy nhiên, cải tạo, sửa chữa nhà nâng tầng không chỉ là một công việc phức tạp mà còn đầy thách thức và khó khăn so với việc xây mới. Vì vậy khi có ý định nâng thêm tầng nhà để đảm bảo yếu tố an toàn, tối ưu chi phí chủ đầu tư cần “bỏ túi’ ngay 7 điều sau đây:
1. Kiểm định kết cấu, độ chịu lực của căn nhà
Để biết được căn nhà có thể thực hiện nâng tầng hay không, chủ đầu tư cần tìm kiếm chuyên gia, đơn vị thẩm định kết cấu ngôi nhà. Sau thời gian sử dụng ngôi nhà sẽ dần xuống cấp, khả năng chịu lực của móng, cột đã có sự suy giảm. Do đó, kiểm tra kết cấu, độ chịu lực của căn nhà là việc quan trọng nhất mà chủ nhà cần làm đầu tiên khi có ý định sửa nhà thêm tầng. Đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư lên phương án thi công, giải pháp nâng thêm tầng nhà tối ưu và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Trường hợp, móng cột yếu sẽ rất khó nâng tầng hoặc sẽ phải tiến hành gia cố để đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình. Điều này đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí sửa chữa nhà. Nhưng nếu gia chủ bỏ qua việc kiểm định nhà trước khi nâng tầng hoặc thực hiện qua loa sẽ khiến ngôi nhà nhanh xuống cấp khi đưa vào sử dụng. Nghiêm trọng hơn, ngôi nhà có thể sụt lún, nghiêng thậm chí đổ gây nguy hiểm cho các thành viên sinh sống trong nhà và cả với hàng xóm xung quanh.
Vậy nên, khi được nhà thầu xây dựng tư vấn, xây dựng phương án gia cố chủ đầu tư cần xem xét kỹ bản thiết kế mới, các phương án gia cố. Từ đó, gia chủ có thể cân đối tài chính và lựa chọn phương án hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.
>>> Bài viết dành riêng cho Quý vị: Giá thi công xây dựng phần thô nhân công hoàn thiện
2. Xin giấy phép sửa nhà nâng tầng
Theo quy định, các trường hợp cải tạo, sửa chữa không làm thay đổi kết cấu chịu lực của công trình sẽ không cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng riêng với các trường hợp nâng tầng nhà, làm thay đổi kết cấu chịu lực của công trình. Gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chiều cao, khoảng lùi,… theo đúng quy định tại địa phương đó. Vì vậy, quý khách cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sua nha nang tang, đồng thời tính toán số tầng nâng thêm phù hợp với khả năng chịu lực của căn nhà và quy định của pháp luật.
Khi có nhu cầu cải tạo nâng tầng nhà, mở rộng diện tích xây dựng, chủ đầu tư cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa
- Bản sao giấy chứng minh quyền sở hữu nhà, đất
- Bản vẽ thiết kế công trình
- Ảnh chụp hiện trạng công trình cần cải tạo
- Bản vẽ hiện trạng và phương án thiết kế, thi công tháo dỡ công trình (nếu có)
- Hồ sơ khảo sát hiện trạng xác định công trình đủ điều kiện nâng tầng
Kể từ ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền sau 20 ngày chủ đầu tư sẽ được cấp giấy phép sửa nhà nâng tầng, trường hợp 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
Trường hợp gia chủ không tuân thủ quy định của địa phương, khi thực hiện thi công nâng tầng nhà sẽ bị phạt, nghiêm trọng hơn công trình có thể sẽ buộc phá dỡ. Do đó để tránh những phát sinh không đáng có và tránh gây tốn kém thời gian, tiền bạc gia chủ cần tuân thủ quy định và xin cấp phép sửa chữa theo đúng quy định.
Lưu ý: Quyết định nâng thêm bao nhiêu tầng tùy thuộc vào quy định quy hoạch tại địa phương.
3. Phải gia cố móng – cột khi cải tạo, sửa chữa nhà nâng tầng
Tận dụng móng – cột cũ là điều đương nhiên khi cải tạo nâng thêm tầng nhà. Tuy nhiên, theo thời gian móng nhà, cột trụ sẽ dần xuống cấp . Do đó, nếu nâng tầng phần móng và cột nhà sẽ không đủ khả năng chịu lực.
>>> Mời quý vị xem thêm liên kết:
- Chi phí sửa chữa nhà cấp 4 trọn gói
- Công ty sửa nhà xưởng cũ giá tốt tại HCM
- Đơn giá sửa chữa nhà giá rẻ nhưng chất lượng không hề rẻ
4. Lựa chọn vật liệu thi công xây dựng phù hợp
Nâng thêm tầng nhà được thực hiện dựa trên kết cầu của nhà cũ, do đó việc giảm trọng lực lên kết cấu cũ rất quan trọng. Việc lựa chọn sử dụng các vật liệu thi công xây dựng nhẹ, bền, giảm áp lực lên nền móng, cột nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, độ bền cho công trình là điều quan trọng.
Gia chủ nên tìm đến các đơn vị, nhà thầu xây dựng uy tín để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn vật liệu chất lượng và phù hợp. Gia chủ cũng có thể tham khảo phương án sử dụng các vật liệu siêu nhẹ hoặc sử dụng các vật liệu như gỗ, nhựa,… thay thế cho gạch, bê tông.
5. Tính toán dự trù ngân sách
Trong quá trình sửa chữa hoặc xây dựng nhà ở việc tính toán, dự trù chi phí đóng vai trò rất quan trọng. Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công sửa chữa. Do đó, trước khi bắt đầu quá trình thi công sửa chữa, chủ nhà nên cân nhắc dự trừ thêm 20% chi phí phát sinh so với tổng chi phí sửa chữa. Điều này, sẽ giúp chủ nhà đảm bảo tính khách quan, đồng thời đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.
6. Chọn lựa nhà thầu uy tín, chất lượng
Sửa nhà nâng tầng, sửa chữa nhà hay xây dựng nhà ở,… đây là những việc quan trọng, bên cạnh đó phần lớn chúng ta không phải là dân trong nghề nên không thể hiểu rõ và thực hiện được các công việc.
Vì vậy, khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà gia chủ nên tìm đến và lựa chọn nhà thầu uy tín, giá cả hợp lý. Khi quyết định bắt tay hợp tác với nhà thầu, chủ đầu nên có hợp đồng rõ ràng với phía nhà thầu. Đồng thời, trong hợp đồng cần nêu rõ các chi phí, chất lượng vật tư, thời gian phương án thi công, hoàn thiện, dịch vụ bảo hành, hậu mãi,… Lựa chọn công ty sửa chữa uy tín sẽ giúp chủ đảm bảo chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
7. Giám sát quá trình thi công sửa chữa
Dù Quý anh/chị chọn đơn vị, công ty sửa chữa trọn gói hay riêng lẻ cũng đừng bỏ bê việc giám sát thi công. Chủ đầu tư cần kiểm tra cẩn thận mọi việc từ xin giấy phép đến lập phương án sửa chữa, chất lượng thi công,…
Giám sát sửa chữa nhà là việc quan trọng, điều này sẽ giúp chủ nhà nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh nếu có, đồng thời đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
4 điều không nên làm khi cải tạo, sửa chữa nâng tầng nhà
1. Thực hiện nâng tầng vượt khả năng chịu lực của kết cấu
cải tạo sửa nhà nâng tầng thì chiều cao và số tầng nâng thêm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu cũ (phần móng, cột trục). Do đó, trước khi thực hiện xây dựng nâng thêm tầng, chủ đầu tư cần xác định chiều cao tầng và số tầng phù hợp với khả năng chịu lực của kết cấu nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.
Nếu nền móng yếu nhưng chủ nhà cố tình xây nhiều tần hoặc xây tầng với độ cao lớn sẽ gây nên hiện tượng sụt, lún, nghiêng thậm chí dẫn đến tình trạng đổ nhà.
2. Bỏ qua hoặc không chú ý đến hiện tượng nghiêng, sụt, lún, nứt tường
Nếu nhà hiện đang ổn định và không có các vết nứt trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư có thể yên tâm, tiếp tục đánh giá móng, kết cấu để xem liệu ngôi nhà của minh có thể nâng tầng hay không.
Nhưng nếu ngôi nhà xuất hiện các hiện tượng nứt tường, nghiêng, sụt lún,… Những dấu hiệu cho thấy nền móng không chất lượng, xuống cấp. Nhưng chủ nhà vẫn cố tình bỏ qua các hiện tượng trên, không tính toán kỹ kết cấu móng thì đây sẽ là một sai lầm lớn.
Quá trình xây dựng, cải tạo nâng tầng nhà cần sự kết hợp hài hòa giữa nền móng cũ và vật liệu mới. Do đó, nếu chủ nhà bỏ qua các dấu hiệu: Nghiêng, lún, nứt nẻ,… không chỉ khiến công trình gặp khó khăn trong giai đoạn thi công. Mà thậm chí là khi hòa thành công trình sẽ nhanh xuống cấp, thậm chí làm đổ nhà, gây mất an toàn cho người sử dụng.
3. Không kiểm tra khả năng chịu lực
Không kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của ngôi nhà sẽ khiến gia chủ gặp nhiều rủi ro. Việc bỏ qua bước kiểm tra khả năng chịu lực kết cấu của ngôi nhà sẽ khiến chủ nhà bỏ qua bước chọn phương án thi công phù hợp. Điều này khiến chủ đầu tư bỏ sót việc có cần gia cố móng, cột hay không. Và tất nhiên, khi móng hệ khung không được gia cố sẽ khiến công trình bị ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí thi công.
4. Vi phạm quy định về độ cao và khoảng lùi trong bản vẽ cấp phép
Bản vẽ thiết kế, kết cấu được cấp phép theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn và giúp chủ nhà tránh tình trạng vi phạm pháp luật. Nếu chủ nhà vi phạm quy định về độ cao và khoảng lùi trong bản vẽ có thể dẫn đến tình trạng đình trệ công trình, kéo dài thời gian thi công sửa chữa và tình trạng về pháp lý hạn chế từ chính quyền địa phương.
Xây dựng Việt Quang Group là công ty xây dựng uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa, cải tạo nhà nâng tầng trên địa bàn TPHCM. Trong hơn 13 năm hoạt động chúng tôi đã nhận thi công, sửa chữa cho hơn +3000 công trình lớn nhỏ khác nhau. Việt Quang tự hào là người đồng hành đáng tin cùng khách hàng tạo nên không gian sống lý tưởng.
Việt Quang Group vinh dự khi là đơn vị thuộc top 10 nhà thầu xây dựng uy tín luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng vào các dịch vụ sửa nhà, cải tạo sửa nhà nâng tầng. Quý khách hàng có nhu cầu sửa chữa nhà ở, cải tạo nhà cũ, sửa nhà thêm tầng hoặc xây dựng nhà mới, xây dựng nhà cấp 4,… xin hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline: 0909 857 629 để được tư vấn, báo giá sửa nhà miễn phí.
Việt Quang Group – Nơi niềm tin được đặt đúng chỗ!