Mỗi công trình xây dựng, nền móng được xem là “trái tim” đảm bảo sự ổn định lâu dài và an toàn tuyệt đối cho toàn bộ kết cấu phía trên. Trong lĩnh vực xây dựng hiện đại, có rất nhiều phương án thi công móng khác nhau, nhưng ép cọc bê tông cốt thép là phương án được chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn nhiều nhất. Bởi tính hiệu quả, độ chính xác và khả năng thích ứng với các loại địa chất khác nhau. Tuy nhiên để quá trình thi công xây dựng diễn ra an toàn, đúng kỹ thuật và đạt chất lượng nhưng mong đợi, việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình ép cọc Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là điều bắt buộc.
Trong bài viết này Việt Quang Group sẽ cung cấp thông tin toàn diện, chi tiết về quy trình ép cọc bê tông cốt thép theo TCVN từ khâu chuẩn bị ban đầu đến công tác nghiệm thu hoàn thiện, giúp các kỹ sư, kỹ thuật viên, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm rõ và áp dụng đúng trong thực tiễn. Mời Quý vị và bạn đọc cùng theo dõi chi tiết.
Khái niệm và tầm quan trọng của ép cọc bê tông cốt thép trong thi công xây dựng
Ép cọc bê tông cốt thép là một phương pháp gia cố nền móng thường được sử dụng trong các trường hợp: Xây nhà trên nền đất yếu, công trình xây dựng có tải trọng lớn,…Phương pháp này sử dụng nguyên lý máy thủy lực có cục đối trọng làm trải trọng để ép các đoạn cọc bê tông cốt thép xuống nền đất.
Quá trình thi công ép cọc cần được giám sát nghiêm ngặt, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu, thiết bị và quy trình nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Việc ép cọc không chỉ giúp nâng cao khả năng chịu tải của móng, giảm thiểu độ lún không đều mà còn góp phần đảm bảo độ ổn định của công trình trong suốt vòng đời sử dụng.
Và tất nhiên, một quy trình ép cọc chuẩn chỉnh không thể thiếu các căn cứ pháp lý, kỹ thuật từ hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN).
Quá trình ép cọc cần tuân thủ các tiêu chuẩn nào?
Để đảm bảo chất lượng, tính pháp lý của công trình quá trình thi công ép cọc phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia như:
- TCVN 9393:2012 – Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn – Thi công và nghiệm thu
- TCVN 5574:2018 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 11823-2:2017 – Móng cọc – Phần 2: Thi công và nghiệm thu
- TCVN 10304:2014 – Móng cọc – Thiết kế
Bên cạnh đó, đơn vị thi công xây dựng còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn về hàn nối cọc, kiểm định vật liệu, quy phạm an toàn thi công,… Việc nắm vững và áp dụng đúng các tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp kiểm soát chất lượng công trình toàn diện đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro và tránh tranh chấp pháp lý sau này.
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép theo TCVN
1. Khảo sát và chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi tiến hành bất kỳ công đoạn ép cọc nào, việc khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng là yếu tố tiên quyết. Kết quả khảo sát địa chất sẽ cung cấp thông tin quan trọng như số lượng lớp đất, độ sâu lớp chịu tải, chỉ số SPT,… từ đó kỹ sư có thể xác định được loại cọc phù hợp, chiều dài cọc và tải trọng cần thiết cho máy ép.
Sau khi có báo cáo địa chất, đội ngũ kỹ sư, giám đốc khối các chuyên gia kỹ thuật sẽ lên phương án bố trí cọc bao gồm vị trí, chiều dài, tiết diện và số lượng cọc. Trong bước này, bản vẽ chi tiết cũng được hoàn thiện để làm cơ sở cho việc định vị cọc tại công trình thực tế.
Song song với đó, mặt bằng thi công sẽ được dọn dẹp, san phẳng đảm bảo đủ diện tích để thiết bị cơ giới, máy ép di chuyển trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, vị trí tập kế cọc cũng phải thuận tiện cho quá trình bốc dỡ, ép và thường được tập kết ngay trước mặt bằng thi công. Hệ thống cấp điện, ánh sáng, an toàn lao động đều được đội ngũ kỹ sư, GĐK đảm bảo đầy đủ trước khi tiến hành triển khai thi công.
2. Kiểm tra vật liệu cọc bê tông
Cọc bê tông cốt thép sử dụng trong thi công xây dựng cần được sản xuất theo đúng TCVN có hồ sơ chứng minh nguồn gốc, chứng chỉ chất lượng và được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Khi cọc bê tông cốt thép được tập kết tại công trình, đội ngũ kỹ sư Việt Quang Group sẽ thực hiện kiểm tra thực tế kích thước, tiết diện cọc. Tùy thuộc vào thiết kế cọc được sử dụng có thể là cọc bê tông cốt thép vuông hoặc tròn với chiều dài mỗi cọc giao động từ 3-6m. Thực hiện các kiểm tra xem xét bề mặt cọc có bị nứt, sứt mẻ, bóng tróc hay không; kiểm tra độ cứng, độ đồng đều của cọc có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Trường hợp quá trình kiểm tra phát hiện các đoạn cọc không đạt yêu cầu, cần loại bỏ và tuyệt đối không được sử dụng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền của tổng thể nền móng.
3. Triển khai thi công ép cọc
Trong thi công ép cọc, bước đầu tiên cần làm là định vị tim cọc trên mặt bằng đã được chuẩn bị. Quá trình xác định vị trí tim cọc cần được xác định tuyệt đối. Khi xác định tim cọc cho bất kỳ công trình nào, đội ngũ Việt Quang Group thường sử dụng máy toàn đạc hoặc máy thủy bình để xác định tọa độ, độ cao cho cọc và thực hiện đánh dấu theo đúng bảo định vị tim cọc. Sau đó máy ép thủy lực sẽ được di chuyển đến từng vị trí tim cọc để tiến hành thi công ép.
Khi quá trình ép cọc bắt đầu, đội ngũ thi công tiến hành ép thử một hoặc một số cọc bê tông xuống nền đất nhằm kiểm tra khả năng chịu tải của nền đất và xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho việc ép cọc đại trà. Đồng thời đảm bảo chất lượng, độ an toàn của công trình và tối ưu hóa quá trình thi công.
Các đoạn cọc ép thử được cẩu dựng thẳng đứng và đưa vào đúng vị trí. Kỹ sư sử dụng dây dọi hoặc máy laser căn chỉnh độ thẳng đứng của cọc đảm bảo sai số không vượt quá 1%. Sau khi ép thử và kiểm tra các thông số kỹ thuật đạt chuẩn quá trình ép cọc đại trà bắt đầu.
Quá trình ép cọc được thực hiện từ tốn, tải trọng tăng dần để đảm bảo cọc đi thẳng, không bị chấn động mạnh và đảm bảo mác bê tông khi nằm sâu trong lòng đất. Tốc độ ép cọc lý tưởng vào khoảng 1 – 2 cm/s và duy trì ổn định trong suốt quá trình. Trường hợp quá trình ép cọc bị nghiêng, lệch tim cần dừng ngay để xử lý.
Khi đoạn cọc đầu tiên được ép gần hết, đoạn cọc tiếp theo sẽ được nối vào bằng phương pháp hàn đảm bảo khả năng chịu lực của cọc, giúp công trình ổn định và an toàn.
Quá trình nối cọc cần thực hiện thêm thép định vị nhằm đảm bảo độ chính xác, liên kết và ổn định trong quá trình nối cọc bê tông cốt thép, đồng thời góp phần phòng ngừa sự cố nứt, gãy phá hoại mối nối.
Bên cạnh đó, vị trí mối nối hàn cọc cũng được đội ngũ nhân công xây dựng thực hiện sơn chống gỉ sét. Điều này nhằm bảo vệ mối hàn khỏi ảnh hưởng của môi trường, duy trì độ bền và an toàn kết cấu cho công trình.
Mối nối phải được thực hiện cẩn thận, đảm bảo độ kín và thẳng hàng, không được có khe hở hay gờ lệch gây cản trở trong quá trình ép tiếp theo. Toàn bộ chiều dài cọc sẽ được ép lần lượt đến khi đạt độ sâu thiết kế hoặc khi lực ép đạt giới hạn cho phép mà cọc không thể lún thêm nữa.
4. Xác định điều kiện dừng ép
Theo quy định tại TCVN 9393:2012, quá trình ép cọc có thể kết thúc khi đạt một trong các điều kiện sau:
- Cọc đã được ép đến chiều sâu thiết kế, đồng thời lực ép đạt giá trị thiết kế quy định
- Cọc chưa đạt chiều sâu thiết kế nhưng đã gặp lớp đất có sức kháng cao và lực ép đạt tối đa (vẫn đảm bảo chịu lực theo tính toán);
- Cọc không còn lún đáng kể dù máy ép đã tăng lực đột biến trong một khoảng thời gian nhất định (thường là <1cm trong 30 giây).
Toàn bộ thông số ép cọc như lực ép, chiều sâu, thời gian ép từng đoạn, số lần nối,… cần được ghi lại đầy đủ trong nhật ký ép cọc. Tài liệu này sẽ được dùng làm căn cứ cho quá trình nghiệm thu cọc, công trình sau này.
Công tác nghiệm thu cọc bê tông cốt thép sau khi ép
Sau khi hoàn thành công việc ép cọc, công tác nghiệm thu sẽ được tiến hành để kiểm tra chất lượng và sự phù hợp với thiết kế. Trước khi bắt đầu nghiệm thu, tổ thi công, giám đốc khối Việt Quang Group, kỹ sư cung chủ đầu tư tiến hành rà soát lại toàn bộ các thông tin về: Bản vẽ mặt bằng định vị cọc, bảng thông số kỹ thuật cọc, nhật ký ép cọc, bản vẽ thi nhận chiều sâu,…
Tại công trình, việc kiểm tra nghiệm thu ép cọc sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
- Kiểm tra hình dạng, kích thước và chiều dài thực tế của cọc
- Kiểm tra độ thẳng đứng và sai lệch vị trí cọc so với tim thiết kế
- Đánh giá chất lượng mối nối: kiểm tra độ kín, độ đồng trục, không cong vênh
- Đối chiếu số liệu trong nhật ký ép với hồ sơ thiết kế
Trong một số trường hợp, nếu chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát yêu cầu, việc thí nghiệm nén tĩnh cọc (thử tải) có thể được thực hiện để đánh giá khả năng chịu lực thực tế. Các kết quả thử nghiệm này sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ an toàn của hệ móng trong giai đoạn tiếp theo.
Những lưu ý quan trọng trong thi công ép cọc
Trong thực tế, không ít công trình gặp sự cố hoặc phải sửa chữa nền móng do thi công ép cọc không đúng kỹ thuật. Một số lỗi phổ biến như cọc bị nghiêng, nứt gãy tại mối nối, ép không đạt chiều sâu thiết kế, hoặc sai lệch vị trí cọc quá mức cho phép… đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Vì vậy, các kỹ sư và đội thi công cần đặc biệt lưu ý:
- Không ép cọc sát nhau hơn 3 lần tiết diện cọc để tránh hiện tượng cọc đẩy nhau hoặc gây phá vỡ nền đất;
- Chỉ sử dụng cọc có chứng chỉ xuất xưởng, chất lượng đạt chuẩn;
- Máy ép phải được kiểm tra kỹ lưỡng về áp suất, dầu thủy lực, hệ thống điều khiển trước khi thi công;
- Tất cả hồ sơ, bản vẽ, nhật ký ép cần được lưu trữ và bảo quản cẩn thận.
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép theo TCVN không chỉ là những bước hướng dẫn đơn thuần mà còn là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, độ bền và tính an toàn cho mọi công trình xây dựng. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các TCVN không chỉ giúp đảm bảo chất lượng công trình mà còn góp phần tối ưu thời gian, chi phí và hạn chế rủi ro thi công. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của các đơn vị thi công, là nền tảng xây dựng nên những công trình vững chắc và trường tồn với thời gian.
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây dựng nhà ở hay nhà xưởng,… hãy chọn những công ty xây dựng uy tín, có máy móc hiện đại, đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công, tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN để có được ngôi nhà đẹp bền vững với thời gian. Việt Quang Group nhà thầu có hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi đã và đang là người đồng hành với hơn +10.000 khách hàng thi công xây dựng hơn +3000 công trình trên khắp địa bàn TpHCM và các tỉnh lân cận. Quý vị muốn có được những ngôi nhà đẹp chất lượng hãy gọi ngay hotline 096 1993 915 để được tư vấn và nhận báo giá miễn phí nhé.
Việt Quang Group – Chúng tôi xây nhà của bạn như xây nhà của chính mình!