Tường được ví như “da thịt” của ngôi nhà, góp phần tạo nên không gian hoàn thiện cho căn nhà. Tường nhà được chia thành hai loại gồm tường 10 và tường 20. Tuy nhiên khá nhiều người bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ khi nói đến hai thuật ngữ xây dựng tường này. Vì vậy trong bài viết này Việt Quang Group sẽ giúp Quý vị hiểu rõ về 2 loại tường xây dựng này.
1. Tường 10 là gì?
Tường 10 hay còn được gọi là tường con kiến, tường đơn. Độ dày của tường 10 thường là 110mm, tuy nhiên độ dày sẽ có sự khác nhau về vùng miền, nếu ở miền Bắc tường 10 có độ dày 110 mm thì miền Nam là 100 mm.
Tường 10 thường được xây bằng một lớp gạch 4 lỗ với độ dày 80mm. Sau khi tô trát mạch vữa mỗi bên là 15mm, do đó tổng độ dày của gạch được tính là 110mm.
Tường 10 khá mỏng, khả năng chịu tải kém nên thường được sử dụng ở các ngôi nhà tầng thấp, khối lượng nhẹ. Chúng được thi công xây dựng đóng vai trò như một tấn phiên, bao che, hình thành khung, tường ngăn chia không gian trong các công trình.
>>> Mời quý vị xem thêm liên kết:
- Bảng giá sửa nhà trọn gói mới nhất tại TpHCM
- Chi phí sửa nhà nâng tầng nhà phố
- Sửa chữa nhà xưởng giá tốt nhất
- Chi phí sửa nhà cấp 4 trọn gói
Ưu – Nhược điểm của tường 10
Hiểu rõ khái niệm về tường 10 thôi chưa đủ, gia chủ cũng cần nắm rõ ưu điểm, nhược điểm của tường 10 để ứng dụng và xây dựng tường cho các vị trí hợp lý.
– Ưu điểm của tường 10
- Tiết kiệm diện tích xây dựng: Quá trình thi công xây dựng tường 10 không tốn nhiều diện tích sàn, nhờ đó gia đình có thể tận dụng tối đa không gian.
- Tiết kiệm chi phí: Tường 10 có độ dày khá mỏng, sử dụng ít nguyên liệu (gạch, cát, xi măng). Nhờ đó, gia chủ có thể giảm chi phí xây dựng tổng thể và tối ưu hóa chi phí xây dựng nhà.
- Thời gian thi công nhanh chóng: Yêu cầu độ dày mỏng, quy trình xây dựng tường 10 thường nhanh chóng và dễ dàng hơn các loại tường khá. Nhờ đó rút ngắn thời gian thi công, tối ưu chi phí nhân công.
- Khối lượng tải nhẹ: Sử dụng ống 4 lỗ với độ dày 80mm, tường 10 không tạo nên tải trọng lớn gây áp lực lên phần khung và phần móng của ngôi nhà.
– Nhược điểm của tường 10
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, tường 10 cũng có rất nhiều nhược điểm riêng, gồm:
- Không có khả năng năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm
- Khả năng chịu tải kém
- Độ dày tường mỏng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động lức
Từ các ưu điểm và nhược điểm trên, tường 10 là loại tường chỉ phù hợp sư dụng xây dựng cho những ngôi nhà thấp tầng, có khối lượng nhẹ, các khu vực tường được bao bọc bởi các công trình khác.
Quy cách xây dựng tường 10 đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nguyên vật liệu và các công cụ cần thiết như xẻng, cưa, thước do, bay,…
Gia chủ cần xác định và mua đúng đủ số lượng vật tư cần thiết
Bước 2: Lựa chọn loại gạch phù hợp xây dựng tường 10
Chủ đầu tư cần xác định loại gạch phù hợp mục đích sử dụng, vị trí xây tường nhằm lựa chọn loại gạch phù hợp, đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình
Bước 3: Chuẩn bị bề mặt và khung xương xây dựng tường 10
Trước khi bắt tay vào thi công cần làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn,… Sau khi làm sạch, tiến hành xây dựng khung xương bằng các thanh chống ngang dọc nhằm tạo cấu trúc chắc chắn và đảm bảo đúng kích thước xây dựng tường 10.
Bước 4: Tiến hành xây dựng tường từng hàng gạch
Quá trình xây dựng đảm bảo chất lượng không thể bỏ qua chất lượng vữa, vữa cần pha trộn theo tỷ lệ phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn. Sau khi có vữa, thợ thi trực tiếp lót một lớp vữa mỏng trên bề mặt khung xương xây tường để căn chỉnh và giữa vị trí gạch.
Xây dựng tường từng hàng bằng cách xếp và xây dựng các viên gạch theo thiết kế và mẫu mã mong muốn.
Lưu ý:
- Lưu tâm đến độ thẳng đứng của tường, tránh để tường bị nghiêng, lệch,…
- Không tô trát mạch vữa quá mỏng hoặc quá dày kiến tường bị xô lệch. Tiêu chuẩn độ dày mạch đứng là 10mm. mạch nằm là 12mm
- Xây cách 4-5 hàng gạch, phải trải lớp lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
- Gạch cần được ngâm trong nước trước khi xây nhằm nâng cao kết cấu và tăng độ kết dính
2. Tường 20 là gì?
Tường 20 hay còn được gọi là tường đôi, tường 22, hoặc tường 2 gạch. Tường 20 có độ dày bằng độ dày của hai viên gạch cộng thêm bề dày mạch vữa liên kết giữa hai lớp gạch. Cũng vì cấu tạo và độ dày lớn nên tường 20 còn thường bị hiểu lầm là tường chịu lực.
Tuy nhiên, theo đúng kỹ thuật tường 20 không phải là tường chịu lực, tường đủ khả năng chịu lực phải có độ dày từ 330mm.
Ưu – Nhược điểm của tường 20
Tường 20 có khả năng chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt hơn tường 10. Các không gian tầng 1 ở gần đường phố, thường ồn ào và ẩm ướt lựa chọn xây tường 20 sẽ phù hợp nhất.
Riêng với các khu vực không có nhà liền kề như ở quê, những khu đất chưa quy hoạch, các không gian biệt thự,…tường bao sẽ được xây tường 20 nhằm mục đích cách âm, cách nhiệt và chống ẩm.
Ngoài những ưu điểm trên, tường 20 cũng có những nhược điểm riêng:
- Thời gian thi công lâu
- Tóm kém nhân công, nguyên liệu nhiều hơn tường 10
- Chiến diện tích xây dựng lớn
Trong các nhược điểm của tường 20, chiếm diện tích chính là nhược điểm lớn nhất. Vì đối với những công trình nhà phố, nhà liền kề diện tích bề ngang nhỏ, nên các chủ đầu tư đặc biệt cân nhắc xây tường 20.
Bên cạnh đó, kỹ thuật, vật tư để xây tường 20 sẽ cao hơn tường 10 nên sẽ làm tăng chi phí. Do đó, quá trình xây dựng nhà ở chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ , lên phương án thi công tối ưu nhằm đảm bảo công năng, chức năng, thẩm mỹ và chất lượng cho ngôi nhà.
Các tiêu chuẩn cần lưu ý khi xây dựng tường 20 đúng kỹ thuật
Để xây dựng tường 20 đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn có một số quy định cần tuân thủ, gồm:
– Một bức tường, sau khi xây dựng được 4 – 5 hàng dọc, cần xây thêm 1 hàng ngang nhằm mục đích giữ neo và phân bố tải trọng sang hai bên.
– Tuân thủ tiêu chuẩn về số lượng gạch, xi măng, cát. Tiêu chuẩn cho 1m2 tường gạch là:
- Số lượng gạch dao động từ 110 – 170 viên (tùy loại gạch được sử dụng).
- Lượng xi măng ước tính ~10kg
- Lượng cát dao động từ 0.04 – 0.08/m3
Xây dựng tường 20 đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn giúp tường có khả năng chịu tải, tăng tính ổn định công trình. Đồng thời giúp chủ đầu đầu tối ưu chi phí thi công xây dựng.
3. Nên sử dụng tường 10 hay tường 20 khi xây dựng nhà?
Xây dựng nhà bằng tường 10 hay tường 20 bên cạnh nắm rõ các ưu – nhược điểm trên, chủ đầu tư còn cấn cân nhắc đến rất nhiều các yếu tố khác như: Khí hậu, địa thế đất, tình hình xây dựng xung quanh, điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng,…
Nếu gia chủ xây dựng biệt thự, nhà không liền kề, sát vách chủ đầu tư nên lựa chọn xây tường 20 để tối đa khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn cho không gian.
Nếu xây dựng nhà phố liền kề chủ đầu tư cần xác định rõ việc sẽ kết hợp sử dụng tường 10 và tường 20. Tường 10 sẽ được xây dựng ở các khu vực tường bào, tường liền với các nhà kế bên. Trong khi tường 20 sẽ được xây dựng tại các khu vực tường hướng ra mặt đường, hướng về phía tây,…nhằm đảm bảo khả năng cách ấm, chống nóng, chống ẩm cho ngôi nhà.
Tường 10 phù hợp sử dụng làm tường ngăn chia phòng hoặc các không gian bên trên nhằm mục đích giảm tải trọng đến phần móng nhà. Đồng thời, giúp gia chủ có thể tiết kiệm, tối ưu chi phí xây nhà hiệu quả.
Trường hợp tường 10 được xây dựng ở những vị trí thường xuyên bị ướt do mưa,… Gia chủ nên lắp đặt mái đưa, ban công hoặc ô văng giúp cản bớt mưa, giảm khả năng thấm nước lên tường và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
Quyết định xây nhà bằng tường 10, tường 20 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu gia chủ không thể phân định nên xây loại tường nào cho không gian nhà mình. Các chủ đầu tư nên tìm đến sự tư vấn từ các kiến trúc sư, những nhà thầu, công ty xây dụng nhà uy tín có nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ.
Việt Quang Group công ty xây dựng uy tín thuộc top 10 công ty xây dựng uy tín hàng đầu tại tpHCM. Việt Quang sở hữu bề dày kinh nghiệm hơn 13 năm thực hiện cho hơn +3000 công trình lớn nhỏ khác nhau. Chúng tôi tự hào không chỉ là nhà thầu xây dựng hàng đầu tạo nên những công trình chất lượng thẩm mỹ mà còn có mức giá tốt nhất thị trường.
Với rất nhiều dịch vụ: Xây dựng nhà giá rẻ, xây nhà cấp 4, xây nhà phần thô, sửa nhà, sửa nhà nâng tầng,… Liên hệ ngay hotline 0909 857 629 để được tư vấn hỗ trợ.
Việt Quang – Thương hiệu của sự an tâm!